Tổng hợp 11+ cách làm giảm đau bắp chân tại nhà đơn giản, hiệu quả

đau nhức cơ bắp

Đau bắp chân là tình trạng thường xuyên gặp phải do bệnh lý, luyện tập thể thao hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Bài viết dưới đây, bảo hộ lao động Thiên Bằng xin chia sẻ đến bạn một số cách làm giảm đau bắp chân tại nhà an toàn và hiệu quả.

Đau cơ bắp chân là gì?

Đau cơ bắp chân (hay thường được gọi là đau nhức cơ bắp chân) là hiện tượng các nhóm cơ bắp chân trong cơ thể bị cứng hoặc cơ thắt gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu khi di chuyển.. Theo y học, cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, những mô mềm kết nối với cơ, xương cùng các cơ quan và có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Do đó, bạn sẽ bị đau nhức cơ bắp chân ở bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân đau cơ bắp chân là gì?

Đau cơ bắp chân còn được gọi là đau nhức cơ bắp đây chính là tình trạng nhóm cơ bắp chân bị co rút, căng buốt gây ra triệu chứng đau. Nguyên nhân gây đau cơ bắp chân có thể kể đến như sau:

1. Do bệnh lý

Đau nhức bắp chân do triệu chứng đi kèm của một số bệnh như: viêm đa cơ,  viêm bì cơ, lupus,… Nếu xuất hiện triệu chứng đi kèm với đau cơ bắp chân, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

2. Do hoạt động thể chất

Sau khi chơi thể thao, tập thể dục hoặc lao động nặng cũng gây ra tình trạng đau cơ bắp chân, đây là điều hết sức bình thường. Nguyên nhân là sau một khoảng thời lười vận động hay thực hiện các hoạt động mạnh dễ khiến bạn bị đau hơn. Tuy nhiên, bạn không phải quá lo lắng bởi cơn đau sẽ giảm bớt sau mỗi ngày. Và bạn sẽ không cảm thấy đau nhức khi cơ bắp đã quen dần với cường độ luyện tập.

3. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc nhóm statin hoặc cocain, thuốc ức chế men chuyển dễ gây mệt mỏi, đau nhức trong quá trình sử dụng.

Tổng hợp những cách chữa đau cơ bắp chân tại nhà đơn giản và hiệu quả

Đau bắp chân khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi lại, di chuyển và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi có nhiều cách làm giảm đau bắp chân một cách hiệu quả. Dưới đây là những bí quyết  mà bảo hộ lao động Thiên Bằng gợi ý cho bạn.

1. Nghỉ ngơi giúp giảm đau bắp chân

Nghỉ ngơi tại nhà được coi là cách giảm đau đơn giản và hiệu quả. Thông thường, nếu sau khi tập thể dục bị đau nhức cơ chân thì sau khoảng 5-7 ngày sẽ hồi phục lại. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số hoạt động giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn như: thư giãn trong hồ bơi, xoa bóp cơ và ngâm mình trong bồn nước tắm.

2. Uống nhiều nước, bổ sung ion

Cơ thể mất nước cũng chính là nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp kéo dài. Bởi vậy, bổ sung nước được coi là cần thiết giúp hồi phục và giảm đau nhanh hơn. Bên cạnh đó, người bị đau cơ bắp chân cũng nên bổ sung thêm các loại nước có chứa ion, khoáng chất, dưỡng chất tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.

3. Cách hết đau bắp chân bằng chườm lạnh

Chườm lạnh được biết đến là một trong những biện pháp đơn giản nhất giúp giảm đau bắp chân. Đây là phương pháp hiệu quả đối với triệu chứng đau cấp tính và được áp dụng trong nhiều trường hợp chấn thương.

Bạn hãy dùng túi bọc đựng đá hoặc túi chườm lạnh áp lên vùng tổn thương giúp quá trình lưu thông máu chậm lại, giúp  giảm đau, giảm sưng tấy, hạn chế căng cơ

4. Tắm thảo dược giảm nhức mỏi chân, đau cơ

Chúng ta đều biết rằng muối khoáng được biết đến với công dụng chống viêm nhiễm, giảm các cơn đau nhức ở cơ bắp. Một số loại thảo dược như: oải hương, bạch đàn có thể cho vào nước tắm để giảm đau bắp chân hằng ngày. Đây đều là những vị thuốc có chứa thành phần kháng viêm giúp giảm đau và cải thiện căng cơ. 

tam-thao-duoc

Các tinh chất của thảo dược thẩm thấu dễ dàng qua các tế bào da, mô mỡ, có tác dụng điều trị bệnh lâu dài. Đồng thời giúp bạn thư giãn tinh thần, nhanh chóng phục hồi tổn thương.

5. Giảm đau bắp chân bằng chườm nóng

Cách làm giảm đau bắp chân bằng chườm nóng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bạn hãy sử dụng khăn ấm hoặc túi nước ấm để chườm lên vị trí cơ bắp bị đau nhức kéo dài, có tác dụng giảm co rút cơ và giãn cơ. Hãy thực hiện chườm nóng khoảng 10 -15 phút giúp cơ bắp thư giãn, không nên chườm quá lâu tránh tình trạng này càng thêm nghiêm trọng.

chuom-nong

6. Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ

Đối với trường hợp đau nhức cơ bắp chân kéo dài, mức độ đau nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc giãn cơ  hoặc thuốc giảm đau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng và liều dùng.

7. Bổ sung thực phẩm có khả năng kháng viêm

Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn, tuy nhiên bằng chứng cho thấy bạn có thể giảm đau cơ nhờ vào sử dụng các thực phẩm có đặc tính chống oxy hoá. Ví dụ theo một nghiên cứu khác của năm 2013, 2017, dưa hấu có chứa 1 axit amin với tên gọi là L-citrulline có khả năng cải thiện nhịp tim giúp giảm đau cơ.

Curcumin là một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ có khả năng chống oxy hoá cao có tác dụng kháng viêm mạnh. Do đó, curcumin đã được chứng minh là giúp giảm đau đối với cơn đau nhức cơ bắp trì hoãn khởi phát (DOMS) và thúc đẩy sự bình phục sau khi tập thể dục.

Cách giảm đau nhức cơ bắp nhanh chóng là bố sung thêm thực phẩm kháng viêm gồm:

+ Nước trái cây anh đào (cherry)

+ Trái dứa (thơm)

+ Gừng

8. Bổ sung đạm sữa cô đặc (milk protein)

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy bổ sung đạm sữa cô đặc có khả năng giảm đau cơ và giúp phục hồi sức khoẻ cơ bắp khỏi bị chấn thương sau tập thể dục.

Đạm sữa cô đặc là một sản phẩm sữa cô đặc có chứa 40 – 90% protein trong sữa. Nó chủ yếu được sử dụng trong thực phẩm hay nước uống giàu protein. Bạn cũng có thể mua đạm sữa cô đặc hoặc dạng viên tại những cửa hàng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.

9. Tắm nước ấm với muối Epsom

Ngâm mình trong chậu nước ấm hoà chút muối Epsom có thể mang lại tác dụng giảm đau cơ chống viêm gấp đôi. Nhiệt và hơi mát từ nước cũng giúp máu tuần hoàn lưu thông dễ dàng hơn.

10. Giảm đau nhức với châm cứu

Y học trị liệu cổ truyền Trung Quốc tìm thấy cách giảm đau nhức nhờ vào điều hoà con đường năng lượng nội sinh trong cơ thể. Dòng năng lượng này được gọi là qi. Các chuyên gia châm cứu sẽ sử dụng một vài mũi kim mảnh, có thể đâm thủng da tại một vài huyệt đạo liên hệ đến nguồn gốc cơn đau.

Châm cứu làm giảm đau bằng cách làm cho cơ thể giải phóng serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác hạnh phúc làm giảm cảm giác đau nhức.

11. Sử dụng một số thuốc không kê toa

Để giảm đau nhức tại nhà, bạn có thể sử dụng loại thuốc giảm nhức cơ bắp kết hợp kháng viêm chứa Paracetamol, Ibuprofen. Hapacol đau nhức với thành phần chứa Paracetamol và Ibuprofen giúp giảm viêm, đau nhức cơ một cách hữu hiệu.

Theo Đông y, sản phẩm có tác dụng giảm đau, kháng viêm trong các cơn đau cơ khớp vì chấn thương, nhiễm trùng, viêm cột sống gây đau lưng, mỏi vai, bong gân, căng cơ quá mức, gai xương, trật khớp và giảm đau sau giải phẫu. Ngoài ra, sản phẩm cũng được chỉ định làm một dạng thuốc giảm đau cơ khi tập gym.

Những biện pháp phòng tránh đau nhức cơ bắp

Quan tâm đến cơ thể và lựa chọn những bài tập là cách hữu hiệu nhất nhằm phòng tránh đau cơ sau khi tập thể dục trong tương lai cũng như giúp việc tập luyện thể lực có tác dụng hơn. Hãy chuẩn bị cơ thể thật kỹ càng như làm ấm cơ thể trước khi tập và có các giải pháp giúp giảm thân nhiệt dần sau khi tập xong.

Tìm hiểu về các bài tập của môn thể thao thích hợp và lập lịch làm quen ở cường độ thấp đến cao nhằm giảm bớt đau cơ (đau nhức cơ bắp vai, đau nhức 2 bắp chân, đau nhức cơ bắp tay), đồng thời giảm nguy cơ gây chấn thương.

Hấp thụ một lượng vừa phải caffeine có thể giảm đau cơ sau khi tập luyện giảm gần 50% vì vậy cần có thói quen nhâm nhi một tách cà phê trước khi tiến hành bài tập. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm nước cho cơ thể. Cơ thể thiếu hụt nước có thể gây ra đau nhức cơ bắp.

Cuối cùng, nếu cơn đau nhức cơ vẫn dai dẳng hơn 1 tuần sau khi tập thể dục, tiếp tục tái phát khiến bạn cảm giác rất mỏi mệt, khó thở, choáng váng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý.

phuong-phap-giam-dau-bap-chan-nhanh-chong-1

Các cách giảm đau bắp chân trên đây đều đơn giản và áp dụng dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên, nếu áp dụng những biện pháp trên mà cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm.

Trong quá trình làm việc nếu xảy ra ra tình trang đau cơ bắp chân, hoặc chấn thương liên quan đến bàn chân quý khách hàng có thể sử dụng giày bảo hộ lao động với lót êm ái chống trơn trượt té ngã giúp giảm thiểu tại nạn cũng như giảm lực tác động lên cơ bắp chân giúp chấn thương đau cơ bắp chân nhanh khỏi

Bài viết trên Thiên Bằng đã gửi tới quý bạn đọc thông tin nguyên nhân đau cơ bắp chân và một số cách chữa đau cơ bắp chân tại nhà đơn giản, hiệu quả.

Liên hệ ngay để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc hoàn toàn miễn phí về bảo hộ lao động

  • HOTLINE: 0981.056.066 – 0966.831.477
  • Hà Nội: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. 
  • HCM: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 – P. Bình Hưng Hòa – Q. Bình Tân – TP.HCM. 
  • Website: www.ThienBang.com

Một số câu hỏi thương gặp liên quan đến đau cơ bắp chân:

1. Tự nhiên đau bắp chân là bệnh gì?

Không ít người bệnh bỗng nhiên bị đau, mỏi bắp chân khi không vận động nặng nề. Trên thực tế, tình trạng chuột rút còn là biểu hiện cho việc cơ thể đang gặp phải một trong những căn bệnh sau:

  • Viêm gân gót chân Achilles
  • Suy giãn tĩnh mạch
  • Đau thần kinh tọa

2. Ai thường bị đau bắp chân?

Sau đây là một số trường hợp có nguy cơ đau nhức bắp chân:

− Người thiếu vận động do tính chất công việc (dân văn phòng);

− Người phải đứng lâu (tiếp viên hàng không, thuỷ thủ) hoặc thường xuyên khuân vác nặng, leo dốc, đi lại lâu;

− Người phải ngồi xổm lên bắp chân hoặc thường xuyên quỳ gối (những người tu sĩ);

− Người đi dép cao gót thường xuyên;

− Vận động viên điền kinh, chạy nước rút, marathon có thể bị đau, mỏi bắp chân vì phải thường xuyên tăng tốc đột ngột từ tư thế đứng dậy, sau đó lập tức ngừng cử động.

3. Đau mỏi bắp chân khi nào thì cũng nên đi kiểm tra?

Phụ thuộc vào nguyên nhân của đau mỏi bắp chân là gì mà triệu chứng của bệnh có thể sẽ khác nhau. Dưới đây là một vài biểu hiện đi kèm bệnh nhân có thể gặp phải khi bị đau bắp chân:

− Đau bắp chân xuất hiện sau khi mới tỉnh dậy, khi chơi môn thể thao hoặc lao động quá sức;

− Cơn đau kèm theo triệu chứng đỏ và sưng bắp chân;

− Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đau cơ, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, buồn nôn, ho, . .. ;

− Đau nhức, mỏi ở các cơ;

− Rối loạn trí nhớ, kém tập trung, trầm cảm, . ..

Nếu cơn đau mỏi bắp chân trở nên nặng nề, không có dấu hiệu cải thiện sau nhiều ngày mà còn kèm theo một vài triệu chứng lạ khác thì bệnh nhân nên đi kiểm tra ngay. Ví dụ như: thiếu năng lượng cơ, đau nhức cơ, buồn nôn, khó thở, có vết côn trùng chích ở bắp chân, trên bề mặt da phát ban, sốt cao, đau mỏi cơ tăng dần sau khi thay đổi liều dùng của các loại thuốc điều trị,…

Source link: thienbang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1