Danh sách các khu công nghiệp lớn nhất Hà Nội được cập nhập đầy đủ và chi tiết trong bài viết đưới đây. Tổng hợp 38 Khu công nghiệp tại Hà Nội đầy đủ và chi tiết nhất.
1.KHU CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO SINH HỌC
Vị trí : Xã Tây Tựu – Liên Mạc – Thụy Phương – huyện Từ Liêm – Hà Nội
Quy mô : 280.89ha
Chủ đầu tư : Pacific Land ltd và Cty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng & Ứng dụng Công nghệ mới Vinaconex R&D
Khu công nghệ cao sinh học, có tổng diện tích: 280.89ha thuộc địa phận các xã Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai và Cổ Nhuế của quận Bắc Từ Liêm. Quy hoạch xác định cho Khu công nghệ cao sinh học để thu hút các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sinh học.
Nhu cầu xúc tiến đầu tư: Xí nghiệp, công trình phát triển công nghệ và thử nghiệm; trung tâm điều hành, dịch vụ công cộng, công viên cây xanh, hồ điều hòa, khu đào tạo, viện nghiên cứu, bệnh viện, khách sạn…
2.KHU CÔNG NGHIỆP SÀI ĐỒNG A
Vị trí : TT Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Quy mô : 420 ha
Chủ đầu tư : Deawoo and Ha Noi Electronics Joint Venture
Khu công nghiệp tập trung Sài Đồng A tọa lạc tại Thị trấn Sài Đồng thuộc Thủ đô Hà Nội. Là khu công nghiệp hạ tầng hoàn thiện, khu vực vị trí tiện lợi về giao thông và sản xuất tất cả các ngành nghề khác nhau, hoặc làm kho chứa hàng hóa.
KCN Sài Đồng A có diện tích 420ha là một KCN, thương mại, dịch vụ. Trong đó, diện tích đất dành cho CN là 197 ha. Qui hoạch đề xuất KCN tập trung theo hướng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, chuẩn bị mặt bằng cho các doanh nghiệp FDI vào thuê đất để đầu tư sản xuất kinh doanh.
3.KHU CÔNG NGHIỆP SÀI ĐỒNG B
Vị trí : Long Biên – TP. Hà Nội
Quy mô : 97, 11 ha
Ngành nghề chính: Công nghiệp cơ khí, công nghiệp Điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ và công nghiệp công nghệ cao
4.KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG
Vị trí : Xã Hải Bối – huyện Đông Anh – Hà Nội
Quy mô : 302 ha
Chủ đầu tư : Dong Anh Co. & Sumitomo Corp. Joint Venture
Bắc Thăng Long được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, Công nghiệp dệt may, Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Nguồn nhân lực: Về lực lượng lao động, Hà Nội có hơn 8 triệu người trong đó dân số ở độ tuổi lao động chiếm 60%. Tại khu vực thành thị là hơn 3 triệu người; khu vực nông thôn là khoảng 1,5 triệu người. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt 70%
5. KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THƯỜNG TÍN
Vị trí : Huyện Thường Tín – Thủ đô Hà Nội
Quy mô : 112 ha
Bắc Thường Tín được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, Công nghiệp dệt may, Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Nguồn nhân lực: Về lực lượng lao động, Hà Nội có hơn 8 triệu người trong đó dân số ở độ tuổi lao động chiếm 60%. Tại khu vực thành thị là hơn 3 triệu người; khu vực nông thôn là khoảng 1,5 triệu người. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt 70%
6. KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG
Vị trí : Huyện Đông Anh – Hà Nội
Quy mô : 112 ha
Lĩnh vực thu hút đầu tư: Sản xuất sản phẩm điện tử và cơ khí chính xác; các ngành cơ khí điện tử, máy móc giao thông, công nghiệp nhẹ; sản xuất khí công nghiệp.
7.KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ NGHĨA
Vị trí : Huyện Chương Mỹ -Thủ đô Hà Nội
Quy mô : 670 ha
Khu công nghiệp Phú Nghĩa được xây dựng trên sự đồng bộ, hiện đại về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chí an cư – lạc nghiệp với việc xây dựng khu nhà ở công nhân trong hạ tầng xã hội.
Khu công nghiệp phú nghĩa nằm trên trục QL6A giữa hai thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà nội, KCN Phú Nghĩa với tổng diện tích 170ha được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ và hiện đại. Đặc biệt, Khu nhà ở cho người lao động đáp ứng chỗ ở cho 28.000 lao động đã được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành khai thác.
Với khẩu hiệu: Khu công nghiệp Phú Nghĩa “Kinh doanh thành đạt – Cuộc sống ấm no”, KCN Phú Nghĩa mang đến cho người lao động cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
8. KHU CÔNG NGHIỆP THẠCH THẤT QUỐC OAI
Vị trí : Huyện Thạch Thất – Thủ đô Hà Nội
Quy mô : 155 ha
Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai được thành lập theo Quyết định số 2500/2007/QĐ-UB do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội) cấp ngày 21/12/2007 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công ty CP Đầu tư Phát triển Hà Tây làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai tại địa bàn thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Tọa lạc gần Đại lộ Thăng Long (đường cao tốc Láng- Hòa Lạc), trung tâm thủ đô Hà Nội, sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Quảng Ninh- Cái Lân, khu công nghiệp sở hữu vị thế thuận lợi. Với không gian rộng lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ hỗ trợ và lực lượng lao động dồi dào, khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai thích hợp cho nhiều ngành công nghiệp đa dạng.
9.KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀI TƯ
Vị trí : 386 Nguyễn Văn Linh – Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Thủ đô Hà Nội
Quy mô : 40 ha
Khu công nghiệp Hà Nội-Đài Tư được thành lập năm 1997 và tọa lạc tại vị trí chiến lược gần trung tâm Hà Nội, sân bay thành phố, cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh – Cái Lân. Khu công nghiệp phục vụ cho nhiều ngành lĩnh vực khác nhau như lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, hàng hóa tiêu dùng, thiết bị gia dụng và các phụ tùng xe hơi…
10.KHU CÔNG NGHIỆP NAM THĂNG LONG
Vị trí : Thụy Phương – Quận Bắc Từ Liêm – Thủ đô Hà Nội
Quy mô : 260,87 ha
KCN Thăng Long đã được lấp đầy với 67 doanh nghiệp sản xuất và 20 văn phòng đại diện, có tổng số vốn đầu tư vào khoảng 660 triệu USD. KCN Thăng Long là nơi tập trung các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) từ Nhật Bản, đầu tư dài hạn vào Việt Nam bằng cách thiết lập và quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp FDI trong KCN Thăng Long chủ yếu thuộc các ngành điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, máy xây dựng, tàu thủy… cùng một số doanh nghiệp thuộc các hãng có tên tuổi trong lĩnh vực điện tử như Canon, Panasonic…
Tiện ích tại KCN Nam Thăng Long
– Đường giao thông: Hệ thống giao thông nội bộ hoàn chỉnh với đường cấp 2 rộng 30m-21m-18m, bãi đậu xe riêng của từng Xí nghiệp nên rất thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại của CBNV cũng như vận tải hàng hoá…
– Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại đảm bảo việc liên lạc trong nước và quốc tế luôn thuận lợi, dễ dàng bao gồm điện thoại, fax, điện thoại di động, Internet
– Điện: Hệ thống điện được phân phối trực tiếp từ trạm Chèm điện áp 22KV đến các trạm biến thế của từng Xí nghiệp trong KCN
– Nước: Nước sản xuất được cung cấp từ Nhà máy nước trong KCN với công suất 10.000m3/ngày đêm
– Xử lý rác thải: Công ty Môi trường Đô thị thu gom chất thải rắn tại các trạm trong KCN khi các Xí nghiệp đã ký hợp đồng và phân loại rác thải
– Xử lý nước thải: Nước thải được xử lý theo phương pháp mương ô xy hoá với công suất xử lý 15.000 m3/ngày đêm, được phân thành 2 cấp: xử lý tại nhà máy, xử lý nước thải tại KCN và xử lý tại nhà máy trước khi xả vào hệ thống
– Trường đào tạo: Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều trường CĐ, ĐH, trung cấp nghề đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực
– Tài chính: Gần KCN có rất nhiều chi nhánh ngân hàng
– Nhà ở cho người lao động: Gần KDC hiện hữu nên rất thuận tiện cho việc thuê nhà ở của người lao động trong KCN
11. KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI
Vị trí : Xã Quang Tiến – Huyện Sóc Sơn – Thủ đô Hà Nội
Quy mô : 100 ha
12. KHU CÔNG NGHIỆP QUANG MINH
Vị trí : Xã Quang Minh – Huyện Mê Linh – Thủ đô Hà Nội
Quy mô : 344 ha
Khu công nghiệp Quang Minh nằm giáp với con đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài và tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai, liền kề với cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, nằm ở đầu trục giao thông đường sắt và đường Quốc lộ 18 từ trung tâm miền Bắc ra Cảng Hải Phòng và Cảng nước sâu Quảng Ninh – Cái Lân nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
Khu công nghiệp Quang Minh là Khu công nghiệp đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường và bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; sản xuất Cơ khí…
13. KHU CÔNG NGHIỆP SÓC SƠN
Vị trí : Xã Mai Đình, Quang Tiến – Tiên Dược, huyện Sóc Sơn – Hà Nội
Quy mô : 55 ha
Dự án sở hữu địa thế tiềm năng, thuộc khu vực cửa ngõ phía Bắc của thủ đô khi sở hữu vị trí đắc địa giáp thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên về phía bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông, đông bắc, giáp thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc về phía tây bắc.
Theo đồ án quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm, trong đó có Sóc Sơn. Huyện Sóc Sơn nằm phía Bắc Hà Nội, được kỳ vọng sẽ phát triển công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khai thác tiềm năng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cùng cảnh quan núi Sóc, chân núi Tam Đảo.
14. KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG ANH
Vị trí : Xã Xuân Nộn – huyện Đông Anh – Thủ Đô Hà Nội
Quy mô : 470 ha
Khu công nghiệp tập trung Đông Anh thuộc Thành phố Hà Nội nằm trên địa bàn xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, có quy mô diện tích khoảng 470 ha. Thành phố đang lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực tài chính, ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài. Khu công nghiệp tập trung Đông Anh nằm trên địa bàn xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, có quy mô diện tích khoảng 470 ha.
Do quy mô dự án tương đối lớn, Thành phố đang lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực tài chính, ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp tập trung này. Cơ cấu ngành nghề Khu công nghiệp này ưu tiên các ngành cơ khí, lắp ráp, sản xuất tô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng cao cấp, sản xuất hàng xuất khẩu.
15. KHU CÔNG NGHIỆP MINH KHAI – VĨNH TUY
Vị trí : P.Lĩnh Nam – Q.Hoàng Mai – TP.Hà Nội
Quy mô :80 ha
Minh Khai – Vĩnh Tuy được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, Công nghiệp dệt may, Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Source link: thienbang.com