200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm – Cách phòng tránh đột quỵ

dot-quy-co-xu-huong-gia-tang-o-nguoi-tre

Đột quỵ có xu hướng gia tăng theo mỗi năm tại Việt Nam

Theo thống kê của bộ Y tế, có đến hơn 200.000 người đột quỵ mỗi năm, đáng báo độ là 40% tử vong.

Trong những năm qua, lượng bệnh nhân đột quỵ đến điều trị tại Trung tâm có xu hướng gia tăng đáng kể. Riêng năm 2023, các bác sĩ đã tiếp nhận 13.228 trường hợp, tăng hơn 2.000 so với năm 2022.

Đáng chú ý, khoảng 8% số ca đột quỵ thuộc nhóm người trẻ tuổi. Trung bình mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận khoảng 50-55 bệnh nhân, có những ngày cao điểm lên đến 60 ca.

Trước tình hình này, đầu năm 2024, Bệnh viện Bạch Mai đã phải mở rộng thêm số lượng giường bệnh dành cho bệnh nhân đột quỵ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

dot quy 2

Theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ, trong đó tỷ lệ tử vong lên tới 40%. Đáng báo động là tình trạng đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng rõ rệt.

Người trẻ và trung niên hiện chiếm khoảng 30% tổng số ca đột quỵ. Các bệnh viện ghi nhận tỷ lệ đột quỵ ở nhóm tuổi này tăng trung bình 2% mỗi năm, với số ca nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới.

Các yếu tố gây đột quỵ

Các yếu tố dẫn đến đột quỵ ngày càng phức tạp, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân chính, chiếm 60% số ca. Ô nhiễm không khí đóng góp khoảng 20%, và phần còn lại đến từ các thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Điều trị đột quỵ gây ra chi phí lớn, lên tới 10 tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu, tạo gánh nặng kinh tế đáng kể.

Khoảng 70% ca đột quỵ có liên quan đến huyết áp cao, do đó, việc kiểm soát huyết áp đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm soát hiệu quả huyết áp còn rất thấp, chỉ 23% ở nữ giới và 18% ở nam giới.

dot quy va cach nhan biet

Ngoài vấn đề huyết áp, nhiều bệnh nhân đột quỵ, thường có lối sống thiếu lành mạnh, chẳng hạn như tiêu thụ quá nhiều muối, sử dụng thuốc là, rượu bia, chất kích thích,…

Đột quỵ não được phân thành hai loại chính: nhồi máu não và xuất huyết não. Phần lớn các trường hợp đột quỵ bắt nguồn từ các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý tim mạch, hoặc các thói quen có hại như uống rượu bia, sử dụng chất kích thích và thiếu vận động.

Điều trị đột quỵ cần được tiến hành khẩn trương, với các phương pháp như chẩn đoán nhanh, cấp cứu và sử dụng thuốc tiêu huyết khối trong “thời gian vàng” từ 4-5 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

dot quy

Cách phòng tránh đột quỵ 

– Kiểm tra huyết áp định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ nếu cần.

– Giảm tiêu thụ muối và các thực phẩm giàu natri, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Tap The Duc

– Duy trì lối sống lành mạnh

+ Chế độ ăn uống: Tăng cường rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn.

+ Hoạt động thể chất: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,…

+ Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng phù hợp để tránh béo phì, một yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ.

– Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…

– Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ

– Nhận biết và xử lý sớm triệu chứng đột quỵ

Các dấu hiệu cần chú ý: khuôn mặt méo lệch, nói khó, yếu hoặc tê một bên cơ thể, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội đột ngột.

Nếu có triệu chứng, gọi cấp cứu ngay lập tức để được can thiệp trong “thời gian vàng” (4-5 giờ đầu).

>> Xem thêm bài viết khác:

Lời cảnh tỉnh đáng báo động: Dấu hiệu cơ thể chứa cục máu đông – nguyên nhân chính xảy ra đột quỵ

Khuyến cáo khi tập thể dục vào mùa đông – 5 điều cần ghi nhớ đề phòng đột quỵ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1