Bệnh nghề nghiệp là tình trạng bệnh phát sinh trong quá trình người công nhân lao động làm việc trong những điều kiện môi trường độc hại tác động. Vậy bệnh nghề nghiệp tiếng anh là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh nghề nghiệp tiếng anh là gì?
Bệnh nghề nghiệp tiếng anh là một thuật ngữ còn được gọi là “Occupational Disease”.
Được giải thích là một loại bệnh được phát sinh trong quá trình làm việc hoặc từ môi trường làm việc cụ thể.
Nguyên nhân các bệnh nghề nghiệp có thể do các yếu tố sinh học, hóa học, vật lý và tâm lý do tác động môi trường lao động gây nên (Theo Britannica – Theo bộ bách khoa toàn thư Tiếng Anh lâu đời nhất).
Theo Luật lao động năm 2012, “ Bệnh nghề nghiệp là bệnh được phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp đó tác động lên người công nhân lao động.”
Câu hỏi liên quan khác đến bệnh nghề nghiệp
1. Những trợ cấp nào mà người lao động bị bệnh nghề nghiệp có quyền hưởng?
1. Người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ bảo hộ khi mặc bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định của luật Bảo hộ xã hội
2. Với trường hợp người lao động đã thuộc đối tượng tham bảo hiểm xã hội bắt buộc tuy nhiên người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm cho cơ quan đơn vị bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động sẽ phải trả một khoản chi phí tương ứng với chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp theo quy định của luật bảo hiểm xã hội. Việc chi phí khoản phí này có thể thực hiện 1 lần hoặc theo tháng theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
3. Nếu người lao động bị bệnh nghiệp mà không phải từ lỗi của người lao động và giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, thì quy định người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường chi phí như sau:
- Bồi thường khoản phí ít nhất 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng khi suy giảm từ 5% -10%. Ứng với mỗi 1% tăng thêm sẽ được công thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng nếu như suy giảm từ 11% -80% khả năng lao động
- Với trường hợp bệnh nghề nghiệp dẫn đến giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc gây nên cái chết người lao động thì sẽ được bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.
4. Trường tai nạn lao động do người lao động gây ra, người lao động vẫn được hưởng quyền trợ cấp với mức tối thiểu bằng 40% mức qui định.
2. Các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
1. Biện pháp y tế:
+ Xác định các yếu tố nguy hiểm trong môi trường lao động.
+ Khám sức khỏe nhằm phát hiện ra người có dễ mẫn cảm với các yếu tố nguy hại.
+ Khám bệnh nghề nghiệp để phát hiện sớm BNN; tổ chức điều trị nội trú; giám định chức năng lao động và cách ly người lao động ra khỏi môi trường làm việc. ..
2. Biện pháp cá nhân:
+ Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động nhằm bảo vệ cá nhân đối với công nhân làm việc
+ Đặt nội quy an toàn lao động yêu cầu công nhân tuân thủ. Nội dung và nội quy tuỳ theo nơi có từng yếu tố độc hại khác nhau.
+ Tuyên truyền, tập huấn phòng tránh BNN;
+ Đo đạc điều tra môi trường lao động có yếu tố gây BNN;
+ Chăm sóc sức khỏe khi công nhân đau ốm bởi tác dụng của những yếu tố gây BNN;
+ Khám sức khỏe tổng quát hoặc khám bệnh nghề nghiệp nhằm xác định BNN;
+ Phải có nội quy hoặc quy định về thực hiện biện pháp an toàn phòng BNN để cho người lao động nắm và tuân thủ;
+ Cung cấp đầy đủ dụng cụ chống BNN cho cá nhân và tập thể;
Riêng đối với người lao động phải tự bảo vệ sức khoẻ cho cá nhân bản thân trước dấu hiệu có những triệu chứng bệnh lý cần thiết phải được theo dõi sức khoẻ hoặc khám BNN.
Để phòng tránh BNN người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh Pháp luật lao động đồng thời có ý thức thực hiện tốt công tác vệ sinh trong lao động tại cơ quan, xí nghiệp. Việc làm cơ bản nhưng cấp thiết là luôn trang bị đồ phòng hộ, găng, khẩu trang đúng tiêu chuẩn khi lao động trong môi trường nhà xưởng, doanh nghiệp, cơ quan…
3. Biện pháp kỹ thuật:
Đây là biện pháp quan trọng số một, có tính sống còn. Bao gồm: áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường như thiết bị máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại, ít lắc, rung; sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại, kín; làm giảm một vài yếu tố độc hại bằng việc thông hút khí chung và tại chỗ, làm ướt, . .. ;
Thay thế một vài chất độc hại bằng các chất ít độc hại hơn như benzen làm bởi một vài hoá chất ít độc; cấm sử dụng một vài chất hoá học độc hại, một vài nước đã cấm sử dụng khí benzen làm dung môi hữu cơ, cấm sản xuất thuốc trừ sâu clo hữu cơ.
4. Biện pháp hành chính – tổ chức
Các đơn vị sử dụng lao động cần xây dựng nội quy an toàn – vệ sinh nơi làm việc, tổ chức thời giờ làm việc – nghỉ giữa ca hợp lý, thể dục liệu pháp giữa ca, . .. Áp dụng các giải pháp ecgonomi can thiệp đối với tổ chức lao động, như: bố trí nơi làm việc thông thoáng, bố trí lao động hợp lý, . ..
5. Biện pháp truyền thông, giáo dục học sinh
Ngoài các biện pháp trên, người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố rủi ro, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đối với người lao động bằng băng rôn, áp phích, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, phát thanh,…
Nguồn: Thienbang.com