Bị tê chân tay thực hiện ngay 9 động tác dưới đây

bi viem da khop dang thap nen an gi click xem ngay 613b0c13a0153

Các động tác bạn cần biết khi bị tê chân, tay là rất quan trọng, bởi như vậy có thể giúp cơ thể thư giãn, các cơ mềm mại để có những bước tập sau tốt nhất. Kèm theo đó, những động tác này sẽ giúp ích cho việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan về xương khớp cũng như sức khỏe sau này.

4 động tác cần thực hiện khi bị tê chân

1. Bóp và xát chân giúp thoải mái và bớt tê chân

Ngồi trên giường hoặc ghế, duỗi thẳng chân, hai bàn tay cùng nắm cổ chân, ngón tay cái phía trước, các ngón khác phía sau rồi bóp từ gót chân lên đùi 3 lần, sau đó hai tay ôm lấy cổ chân rồi xát mạnh từ cổ chân lên đùi 5 lần. Làm sang chân kia trình tự cũng tương tự như vậy. Đây là bài tập rất hiệu quả mỗi khi có biểu hiện bị tê chân.

2. Day hoặc xoa hai đầu gối:

Chân duỗi thẳng hoặc để co, hai lòng bàn tay úp vào hai xương bánh chè rồi day hoặc xoa đầu gối 20 lần.

3. Quay bàn chân:

Chân duỗi thẳng, lần lượt mỗi chân tự quay bàn chân theo hai chiều, mỗi chiều 10 vòng.

4. Xát gan bàn chân:

Bàn chân này để lên đùi chân kia, tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, lòng bàn tay kia xát nhẹ gan bàn chân 30 – 50 lần rồi đổi bên.

5 động tác cần biết khi bị tê tay (mỏi tay)

Hai tay để ở lòng không động đậy, ngồi thẳng rồi vận động hai vai theo hướng tròn từ sau ra trước và ngược lại mỗi bên 10 vòng.

1. Hai tay đỡ trời:

Hai tay để ngang bụng, ngón tay đan vào nhau, bàn tay úp xuống đất, từ từ nâng lên ngang mũi, ngửa bàn tay lên trời và đưa thẳng tay lên ngẩng đầu nhìn theo hít vào. Sau đó vòng tay ngang ra hai bên và đưa xuống ngang hông, thở ra, làm lặp lại 5 lần như thế.

2. Vận động hai vai:

 Mỗi hướng 10 vòng.

3. Vận động cổ tay:

Quay tròn cổ tay theo hai chiều mỗi bên 10 vòng.

4. Xát mu bàn tay:

 Bàn tay nọ xát mạnh mu bàn tay kia 10 lần rồi đổi bên.

5. Bóp và xát tay:

Dùng tay nọ bóp tay kia từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay (phía ngón tay út) lên nách, từ vai xuống phía ngoài cổ tay (phía ngón cái) 5 lần, rồi đổi bên. Bài tập này giúp các khớp tay được trơn tru, bệnh nhân bớt tê tay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1