Việc thi công tầng hầm nhà cao tầng không phải là công việc đơn giản và dễ dàng. Nếu nhà thầu thi công không có kinh nghiệm, chuyên môn sẽ gặp phải nhiều sự cố kỹ thuật. Chính vì thế mà trong bài viết dưới đây, bảo hộ lao động Thiên Bằng xin chia sẻ đến bạn một số biện pháp thi công tầng hầm được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay.
Các biện pháp thi công tầng hầm hiện nay
Biện pháp thi công tầng hầm bằng cách đào đất trước rồi thi công từ dưới lên
Là phương pháp cổ điển, khá phổ biến và được áp dụng khi chiều sâu của hố đào không lớn. Toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu đặt móng và được dùng theo cách cơ giới hoặc thủ công.
Sau khi đào xong, sẽ làm nhà theo đúng trình tự từ dưới lên trên. Để tránh tình trạng lún sụt quanh hố đào, không ảnh hưởng đến an toàn thi công và nhà xung quanh, sẽ sử dụng tường cừ để bảo vệ hố đào. Tất cả phải được tính toán và được thiết kế một cách đầy đủ.
Ngoài ra, có thể dùng các cọc bê tông hay cọc thép đóng thưa để thay thế cho tường cừ. Và sau đó ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa hai cọc để giữ đất, sau đó dùng cọc khoan nhồi ĐK nhỏ liền nhau nhằm tạo thành vách giúp ổn định thành hố đào. Cuối cùng thi công hệ chống hoặc hệ neo.
Biện pháp thi công tầng hầm bằng cách làm tường chắn đất
Đây là phương pháp chỉ được áp dụng cho nhà cao tầng. Trước khi thi công đào đất, phần tường bao của tầng hầm sẽ được tiến hành thi công trước. Sau đó sẽ đào đất trong lòng tường này đến phần đáy của tầng hầm.
Nếu áp dụng phương pháp này, yêu cầu công trình phải được thiết kế tường bao tầng hầm với khả năng chịu được tải trọng áp lực đất cũng như áp dụng công nghệ thi công cọc barette.
Biện pháp thi công tầng hầm từ trên xuống (Top – Down)
Phương pháp thi công vừa làm tầng hầm theo cách từ trên xuống, cũng như làm phần thân nhà từ dưới lên, lấy mặt đất làm mốc khởi hành vừa đi lên trên, vừa tiện xuống dưới. Mục đích của biện pháp thi công tầng hầm này là tránh tình trạng thi công bị kéo dài. Đây cũng chính là bản chất của phương pháp Top-down.
Khi công nhân, kỹ sư xây dựng thực hiện thi công không tránh khỏi các xây xước và rủi ro tai nạn lao động. Chính vì vậy mà trang bị quần áo bảo hộ lao động kèm theo đó là mũ và giày bảo hộ đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao năng suất, hiệu quả công việc. Hãy tham khảo những mẫu quần áo bảo hộ bán chạy nhất tại Thiên Bằng dưới đây nhé!
Một số sự cố thường gặp phải trong quá trình thi công tầng hầm
- Hiện tượng tường bị thủng gây sập đổ: xây dựng theo phương pháp top-down có thể gây sập, cũng như phá hủy một phần hoặc toàn bộ công trình lân cận.
- Nhiều vết nứt trên hệ kết cấu dầm sàn tầng hầm xuất hiện, nguyên nhân là do kích thước lỗ mở lớn và giảm yếu độ cứng dầm sàn. Đây là sự cố gặp nhiều ở công trình tầng hầm.
- Gây hư hỏng: một số công trình xung quanh lân cận dễ bị nứt, sụt đất, nghiêng trong quá trình thi công.
- Ngập úng khi thi công: trong quá trình thi công có thể gặp những cơn mưa lớn, nếu tình trạng này kéo dài kiến hố đào ngập úng khiến thiết bị thi công hỏng hóc. Điều này ảnh hưởng đến thời gian thi công, chi phí nhân công tăng.
Một số lưu ý trong thi công tầng hầm nhà dân dụng
- Dùng hệ tường vây như: cọc khoan nhồi đk nhỏ, thép I, thép C, cừ Larsen, hệ giằng chống để chắn đất trong quá trình đào hầm.
- Dùi kỹ bê tông sàn, vách hầm để tránh bọng và rỗ, nên sử dụng BT chống thấm. Bên cạnh đó, nên sử dụng thanh Water Bar để cản nước chỗ tiếp giáp các mạch ngừng đổ BT.
- Chống thấm ngược cho vách, sàn hầm ( Sika, Kova, Epoxy…)
- Khi BT đạt khoảng 70% cường đô, hãy rút hệ sắt tường vây và đổ cát san lấp, long nước cho chặt.
- Làm hố thu nước, sử dụng máy bơm chìm để hút nước khi có nước ngầm hoặc mưa.
Trên đây là một số biện pháp thi công tầng hầm giúp chủ đầu tư thuận lợi hơn trong việc thi công tầng hầm cho ngôi nhà.
Trong quá trình thi công tầng hầm, chủ đầu tư cũng nên lưu ý đến vấn đề trang bị đồ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn.
Để tìm hiểu thêm về quần áo bảo hộ, giày công trình cũng như mũ bảo hộ. Nhận báo giá tốt nhất cho các đại lý, nhà thầu có đầy đủ hoá đơn chứng từ.
Source link: thienbang.com