Nếu chẳng may ngón tay hoặc cả bàn tay khi bị kẹt vào cửa hoặc vô tình bị vật nặng rơi trúng sẽ cảm thấy vô cùng đau. Bởi vì đầu ngón tay là nơi tập trung rất nhiều các đầu dây thần kinh và cơ quan cảm thụ. Trong bài viết dưới đây, Thiên Bằng sẽ chia sẻ đến bạn các bước sơ cứu khi bị kẹt tay vào cửa.
Các bước sơ cứu kịp thời khi bị kẹt tay vào cửa
Mỗi chúng ta nên trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản để biết cách sơ cứu khi kẹt tay để giảm thiểu di chứng để lại.
1. Chườm đá vào vị trí bị đau
Khi bị kẹt tay vào cửa việc đầu tiên cần làm ngay đó là chườm đá vào vị trí bị chấn thương, độ lạnh của đá sẽ giúp gây tê bàn tay. Hãy giữ nguyên túi đá chườm tại vị trí chấn thương mặc dù cái lạnh của đá có thể sẽ khiến bạn cảm thấy tê buốt. Nhưng sau đó, bạn sẽ mất dần cảm giác ngay ở vị trị đang chườm đá.
2. Nâng cao ngón tay bị kẹt lên
Chỉ ngón tay thẳng lên trời nhằm giảm giảm sự lưu thông máu tại vị trí bị kẹt giúp hạn chế việc bị sưng tấy. Chú ý khi chườm đá vào vết thương, bạn nên giơ cả bàn tay hướng thẳng lên trời.
3. Kiểm tra kỹ vị trí chấn thương
Trường hợp nếu cảm thấy quá đau hay phát hiện một khớp xương nào bị ảnh hưởng thì ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời. Thường thì khi bị kẹt tay vào cửa sẽ không làm chấn thương vùng da nằm dưới móng tay và cho các khớp. Trường hợp này bạn chỉ cần để tay nghỉ ngơi và đợi hồi phục lại.
4. Kiểm tra lòng móng tay
Hãy kiểm tra xem vết thâm đen có xuất hiện dưới móng tay hay không, nếu thấy có sự đổi màu thì chứng tỏ đã xảy ra tình trạng tích tụ máu dưới móng tay. Lúc này hãy để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng giải quyết an toàn và phù hợp.
Trường hợp nhẹ thì chấn thương sẽ tự khỏi nhưng nếu lượng máu tích tụ quá nhiều sẽ gây đau nhức, yêu cầu phải chữa trị kịp thời. Nếu lượng máu đông tích tụ không quá 24 giờ đồng hồ cần phải loại bỏ lượng máu đông.
Còn nếu đã qua 48 giờ thì lượng máu đã vón cục, người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm cũng như phải kiểm tra độ co duỗi của các khớp ngón tay.
5. Loại bỏ lượng máu tích tụ dưới móng tay
Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để loại bỏ lượng máu tích tụ ngay bên dưới móng tay. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện, tuyệt đối không được tự ý loại bỏ máu đông. Nếu được sự cho phép của bác sĩ để thực hiện điều này, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn, rửa ngón tay sạch sẽ trước và ngay sau khi loại bỏ phần máu đông.
- Sử dụng đinh ghim rồi hơ nóng trên lửa cho đến khi ghim đỏ hồng, chú ý là sử dụng găng tay bảo hộ để tránh bị bỏng tay.
- Nhẹ nhàng chạm đầu kim loại bị nóng vào vị trí máu tích tụ, sức nóng của ghim sẽ nhanh chóng tạo một lỗ nhỏ trên đầu ngón tay.
- Lúc này máu thoát ra ngoài từ lỗ này và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
6. Đến ngay cơ sở y tế nếu cần thiết
Nếu kẹt tay ở mức độ nhẹ thì bạn có thể chườm đá lạnh và đợi ngón tay tự phục hồi, nhưng nếu gặp phải một số tình trạng như dưới đây thì hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và chữa trị kịp thời:
- Gãy xương
- Vết kẹt sâu
- Các ngón tay không thể gập lại như bình thường
- Xương lòng bàn tay hoặc khớp bị chấn thương
- Xuất hiện các dấu hiệu như: sưng tấy, có mủ,…
- Chấn thương không có sự cải thiện hoặc không thể tự phục hồi
Trên đây là các bước sơ cứu khi bị kẹt tay và dập ngón tay, việc thực hiện không phải là khó nhưng điều quan trọng là bạn hãy chú ý quan sát vết thương nếu thấy những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám. Chắc chắn nếu ngón tay của bạn được chăm sóc đúng cách thì ngón tay sẽ nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh như lúc ban đầu. Để tham khảo về các mẫu găng tay bảo hộ, đừng quên ghé thăm bảo hộ lao động Thiên Bằng để sở hữu những sản phẩm chất lượng tốt nhất nhé!
Source link: thienbang.com