Áo thun có kết cấu bởi các sợi bông tự nhiên, nylon, polyester nên việc ủi áo thun trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với các loại áo khoác. Chính vì vậy, nếu như bạn không biết ủi áo thun đúng cách sẽ làm áo bị mất đi kiểu dáng, nhăn nhau, dễ hỏng. Trong bài viết này, chiase2vn.com sẽ bật mí cho bạn các phương pháp ủi thun hiệu quả nhất.
Áo thun có cần thiết phải ủi thường xuyên không?
Có rất nhiều cách để làm phẳng áo thun của bạn thông qua việc ủi. Thế nhưng ủi là cách nhanh nhất và tiết kiệm thời gian. Nhưng nếu như bạn đang gặp khó khăn trong cách ủi áo thì hãy tham khảo ngay các bước dưới đây.
Cách ủi áo thun đúng cách nhất
Bước 1 : Đặt áo thun lên bàn ủi
Đặt bàn ủi vào bên trong áo thun của bạn như thể là bạn đang mặc bàn ủi với chiếc áo thun. Khác với áo sơ mi thì các loại áo thun không thể mở mặt trước. Chính vì vậy, cách duy nhất để ủi từng mặt áo là đưa bàn ủi vào bên trong từ khe áo phía dưới. Bạn cần lưu ý là nên để áo thun nằm thẳng, không bị căng hay chùn vải.
Bước 2 : Làm phẳng các nếp nhăn trước khi ủi
Trước khi tiến hình ủi áo thun bạn cần chỉnh thật thẳng và phẳng các nếp vải của áo thun. Điều này sẽ làm vải bớt bị chùm, ủi áo dễ dãng hơn.
3. Ủi áo đúng cách
Bạn không nên di chuyển bàn ủi theo các chuyển động tròn hoặc cánh cung khi tiến hành ủi áo. Việc này sẽ khiến áo dễ bị nhăn nheo, kẹt và việc ủi áo trở nên khó khăn.
Thay vào đó, bạn chỉ ấn bàn là nóng vào khu vực vải bị nhăn của áo phông, đợi một chút để loại bỏ vết nhăn, rồi nhấc nó lên và ấn vào chỗ khác. Đừng nên ấn quá lâu vì có thể làm cháy áo.
4. Xoay áo và tiếp tục cho đến khi ủi toàn bộ áo
So với quy trình ủi áo sơ mi cài cúc có các bước nhất định, công đoạn ủi áo thun không có thứ tự. Bạn chỉ cần đảm bảo mình đã ủi phẳng tất cả các vết nhăn trên áo phông mà không làm giãn chất liệu của áo là được.
Xem thêm : Đặt mua găng tay bảo hộ lao động tại Hà Nội
Lưu ý khi ủi áo thun và bảo quản áo thun sau khi ủi
Những lưu ý bạn cần biết khi ủi áo thun.
Để việc ủi áo thun được hiệu quả, không bị cháy áo hoặc làm giãn chất liệu áo, bạn cần chú ý tới một vài vấn đề sau đây:
- Bạn nên sử dụng nước xả vải khi giặt quần áo thun . Điều này giúp chúng được mềm mại và dễ ủi thẳng hơn. Ngoài ra, nguyên phổ biến khiến áo bị nhăn sau khi giặt là do quá trình vắt áo sai cách, bạn vặn áo khiến các thớ vải dễ bị nhàu, gây vết nhăn khi đang còn ướt. Vì thế, sau khi ngâm áo thun với nước xả vải, bạn có thể treo thẳng áo lên mà không cần vắt để áo không bị nhăn.
- Trước khi ủi quần áo, bạn cần phải vệ sinh bàn ủi sạch sẽ vì nếu bàn ủi không may bị dính bụi hay bất kỳ vết bẩn nào đó mà bạn không biết hoặc bỏ qua, thì sẽ dễ dàng dính vào áo thun khi ủi và làm hỏng áo của bạn.
- Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với mỗi loại chất liệu khác nhau của áo . Bởi mỗi chất liệu vải khác nhau như vải cotton, vải sợi tổng hợp, vải len,…sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau, việc chọn sai nhiệt độ sẽ dễ làm cháy và hư hỏng sản phẩm
- Khi bạn mua bàn ủi về, trong hộp sẽ có tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng như cách bảo quản bàn ủi. Bạn cần đọc và lưu ý kỹ nó để sử dụng bàn ủi đúng cách và mang lại hiệu quả cao.
- Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ các khuyến cáo sau nhãn mác của các loại áo thun.
- Không nên ủi áo thun còn ướt, vì nhiệt độ nóng lên đột ngột sẽ khiến các sợi vải bị biến dạng, gây hư hỏng áo.
- Bạn nên lộn mặt trái lại khi ủi áo thun. Các áo thun cotton thường có nhiều sợi vải nhỏ và mịn, nhiệt độ nóng sẽ làm cháy các sợi vải này. Hơn nữa, đối với những chiếc áo thun có in hình thì việc ủi trực tiếp sẽ làm hỏng hình in và khiến hình in bị lem màu, biến dạng. Chính vì thế, việc lộn mặt trái và ủi mặt trong là điều nên làm.
- Trong trường hợp mặt ngoài áo thun của bạn không có hình in, bạn có thể ủi mặt ngoài của áo thun với nhiệt độ thấp hơn một nấc. Như thế sẽ bảo vệ chiếc áo thun của bạn tốt hơn.
2. Cách bảo quản áo thun sau khi ủi
Sau khi ủi áo xong bạn nên treo áo thun lên ngay để tránh khiến áo bị nhăn trở lại. Khá nhiều bạn chọn cách gấp quần áo thay vì treo để tiết kiệm diện tích, Nhưng với một số chất liệu áo như vải lanh, vải xô,… thói quen này dễ khiến quần áo mau nhăn và trông cũ hơn. Nếu áo thun được gấp lại trong thời gian dài, thì dù bạn có ủi chúng nhiều lần hay với nhiệt độ cao thì nếp nhăn cũng khó biến mất.
Trong trường hợp bạn cần chuẩn bị áo để đi du lịch, thay vì xếp áo, bạn nên chọn cách cuộn áo thun lại. Cách này vừa giúp tiết kiệm diện tích vali vừa giúp áo không bị nhăn. Bạn sẽ không cần phải ủi lại lần nữa.
Ngoài ra, sau khi ủi hoặc ngay cả sau khi giặt, bạn cũng nên phơi và treo áo thun ở nơi thoáng mát khoảng cách vừa phải. Tránh để áo thun ở những nơi ẩm ướt bởi tính chất thấm hút của áo thun sẽ khiến chúng dễ bị ẩm mốc và hình thành các vết ố trên áo.
Bên cạnh đó, các loại áo thun bạn thường mặc hằng ngày và vận động nhiều thường bám rất nhiều mồ hôi và chất nhờn cơ thể. Điều này cũng khiến chúng có khả năng bị các loại côn trùng, bọ tấn công. Để tránh khả năng này, bạn hãy sử dụng chất ngăn ngừa bọ tự nhiên và dọn dẹp tủ quần áo thường xuyên.
Cách chữa áo thun khi ủi xong bị bóng
Để bảo quản quần áo, với mỗi chất liệu vải khác nhau sẽ có cách xử lý vết bóng, vàng khác nhau. Do vậy, trước khi tìm cách “xóa sổ” vết bóng hay vàng bạn cần biết được áo thun của mình thuộc chất liệu:
Đây là loại áo thun được làm từ 100% sợi bông tự nhiên đặc điểm là rất dễ cháy, nếu phát hiện ra có vết cháy vàng bạn nên dừng ủi ngay và thực hiện cách chữa quần áo ủi bị bóng bằng cách: Lấy vài hạt muối rắc lên trên vết bóng, vàng. Sau đó, dùng tay vò nhẹ để muối thấm vào sợi vải, tiếp theo bạn đem ra phơi nắng khoảng 30 phút rồi lấy mang đi giặt. Vết bóng, vàng sẽ biến mất hoàn toàn.
Vải PC có rất nhiều loại, vải có khả năng có giãn 2 chiều hoặc 4 chiều. Nếu không may chiếc áo thun vải PC bị vết bóng, vàng thì bạn hãy bình tĩnh xử lý cách chữa quần áo ủi bị bóng như sau:
Bạn sử dụng cacbonat natri (dạng bột) hòa với nước, lấy dung dịch này bôi lên vị trí chiếc áo bị bóng, vàng. Sau đó, lấy một cái khăn ướt đặt lên trên bề mặt áo và tiếp tục là. Tiến hành là trong vòng vài phút, chiếc áo của bạn sẽ trở về vị trí ban đầu.
Vải PE còn có tên gọi khác là vải hóa học. Đặc điểm của chiếc áo thun may bằng vải PE là rất khó cháy, khả năng cháy chậm. Do vậy, nếu chiếc áo thun vải PE bạn có thể dễ dàng xử lý bằng cách chữa quần áo ủi bị bóng như sau: Lấy một chiếc khăn mỏng, nhúng qua nước và phủ lên trên bề mặt áo (khu vực có vết bóng, vàng) và lấy bàn ủi để ủi nhiều lần trên bề mặt chiếc khăn ướt. Sau vài phút thực hiện vết bóng, vàng sẽ biến mất khỏi chiếc áo thun của bạn.
Cách bảo quản quần áo vải thun tốt nhất
- Mỗi loại vải sẽ có tính chất khác nhau và mức độ chịu nhiệt cũng sẽ không giống nhau. Do vậy, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ bàn là thích hợp với từng loại vải.
- Khi là áo đồng phục được làm từ sợi bông hoặc sợi tơ tằm, bạn nên để nhiệt độ không quá cao, nóng nhẹ ở mặt trái. Lưu ý là không nên phun nước bởi nếu phun nước không đều chiếc áo, quần của bạn sẽ không được phẳng phiu như ý muốn.
- Khi là áo thun có chất vải được làm từ sợi PE, các sợi tơ nhân tạo thì cần đặc biệt lưu ý tới nhiệt độ bàn là.
Ngoài ra, nếu các bạn muốn đặt may đồng phục áo thun hãy liên hệ ngay tới HOTLINE bên dưới để được tư vấn miễn phí về sản phẩm và dịch vụ.