Tiến sĩ Saurabh Sethi từ Bệnh viện Đại học Harvard, Mỹ, đã nhấn mạnh rằng các dấu hiệu nhỏ như móng tay giòn, biến dạng, khớp phát ra tiếng kêu và tóc bạc sớm có thể là những cảnh báo sớm về sự thiếu hụt dưỡng chất.
Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như loãng xương hoặc bệnh lý tim mạch.
Các dấu hiệu cơ thể bị thiếu chất trầm trọng
Móng tay dễ gãy
Móng tay dễ gãy có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như protein và sắt.
Móng tay được cấu tạo chủ yếu từ keratin, một loại protein quan trọng cũng tham gia cấu tạo tóc và lớp ngoài cùng của da. Nếu không tiêu thụ đủ protein từ các nguồn thực phẩm như trứng, thịt nạc, và khoai lang, cơ thể sẽ thiếu hụt keratin, dẫn đến móng tay trở nên yếu và dễ gãy.
Việc thiếu sắt không được khắc phục có thể gây ra thiếu oxy ở các cơ quan khác, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và rối loạn nhịp tim.
Thế nhưng, tiêu thụ quá mức protein có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và mệt mỏi, trong khi quá nhiều sắt lại có thể dẫn đến bệnh gan và tiểu đường. Bởi vậy, việc bổ sung các chất dinh dưỡng này cần được thực hiện một cách cân đối và hợp lý để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Mắt giật
Mắt co giật có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu hụt magie, một khoáng chất quan trọng giúp phát triển xương và duy trì chức năng thần kinh, cơ bắp. Khi thiếu magie, các tế bào thần kinh có thể bị kích thích quá mức do sự tăng cao lượng canxi trong tế bào, gây ra các phản ứng co giật.
Một số thực phẩm giàu magie bao gồm rau bina, quả bơ, các loại hạt, chuối và bơ đậu phộng. Nếu nồng độ magie trong cơ thể giảm xuống quá thấp, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như co giật cơ hoặc rối loạn nhịp tim.
Tuy nhiên, việc bổ sung quá mức magie cũng có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn và co thắt dạ dày.
Tóc bạc sớm
Tóc bạc sớm có thể là kết quả của việc thiếu hụt vitamin B12, một chất quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầu và cung cấp oxy đến các nang tóc. Khi thiếu vitamin B12, sự cung cấp oxy cho nang tóc giảm, dẫn đến hiện tượng tóc bạc sớm.
Vitamin B12 có trong các thực phẩm như trứng, thịt bò, nghêu, và cá hồi. Đồng có nhiều trong các loại thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản có vỏ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
Cần chú ý rằng: Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, đau đầu, suy nhược và gây tổn thương thận. Tương tự, thừa đồng cũng có thể ảnh hưởng đến gan và gây rối loạn nhịp tim.
Khớp kêu răng rắc
Khớp phát ra tiếng kêu có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu hụt vitamin D3 hoặc canxi. Hai dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì xương khớp khỏe mạnh. Khi thiếu canxi và vitamin D3, xương trở nên yếu hơn, dẫn đến viêm khớp, gây ra âm thanh răng rắc khi cử động.
Nguồn vitamin D có thể tìm thấy trong các thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá béo, và nấm. Trong khi đó, canxi thường có nhiều trong sữa và các loại rau có lá xanh.
Việc bổ sung hai chất này cần được thực hiện một cách hợp lý, bởi tiêu thụ quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến tích tụ canxi trong máu, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi và tiểu nhiều.
Cơ thể dễ bị bầm tím
Thiếu hụt vitamin C có thể là nguyên nhân khiến cơ thể dễ xuất hiện vết bầm tím, đặc biệt ở tay và chân. Vitamin C không chỉ hỗ trợ hệ miễn dịch mà còn đóng vai trò chính trong việc hình thành collagen – một loại protein quan trọng giúp củng cố cấu trúc của da, xương, cơ, gân, và các mô liên kết.
Các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm cam, quýt, ớt chuông, bông cải xanh, dứa, kiwi, và rau lá xanh.
Tiêu thụ quá nhiều collagen có thể gây ra sỏi thận, mệt mỏi và đau đầu, trong khi lượng vitamin K1 quá cao có thể gây tổn thương gan.
>> Xem thêm bài viết khác:
Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tại thành thị trong tiết giao mùa