Giải đáp chi tiết: Gãy ngón chân bao lâu thì lành? Kiêng ăn gì mau lành nhất?

2 cach giai quyet thac mac gay xuong ngon chan bao lau thi lanh 626de04a5ed93

Bạn thấy ngón chân có dấu hiệu đau nhức, biến dạng thì rất có thể rằng bạn đang bị gãy xương ngón chân. Vậy gãy ngón chân là gì? Gãy ngón chân bao lâu thì lành? Cần kiêng gì khi bị gãy ngón chân?Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Gãy ngón chân là gì?

Gãy ngón chân là một chấn thương xảy ra khi bạn bị một vật nặng rơi xuống bàn chân hoặc vấp phải một bề mặt cứng. Thường thì khi một ngón chân bị gãy có thể lành lại nếu như cố định với ngón chân bên cạnh. Tuy nhiên, khi gãy xương ở ngón chân cái hoặc chấn thương ngón chân út, bạn phải phẫu thuật hoặc phải bó bột để định hình lại cấu trúc xương.

2 cach giai quyet thac mac gay xuong ngon chan bao lau thi lanh 6273265a6ad41

Vậy gãy ngón chân bao lâu thì lành?

Gãy ngón chân bao lâu thì lành? Theo các bác sĩ cho biết trường hợp ngón chân bị gãy hoàn toàn có thể đều lành lại trong vòng 4–6 tuần. Ở vị trí gãy xương đôi khi có thể bị nhiễm trùng hoặc có thể sẽ làm tăng ngu cơ khả năng thoái hóa khớp về sau này.

Nguyên nhân gây gãy ngón chân

Do ngón chân nằm ở phía trước nên là phần dễ bị tổn thương nhất, có nhiều nguyên nhân gây gãy xương ngón chân:

  • Do vật nặng rơi từ trên cao xuống hoặc va chạm đầu ngón chân vào vật cứng.
  • Do bị vấp ngã khi đang chạy nhảy, đang đi bộ hoặc tham gia vào các bộ môn thể thao như múa ba-lê, bóng đá, trượt patin
  • Do tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân khá phổ biến và gây ra những tổn thương nghiêm trọng và cần phải phẫu thuật.
  • Do các hoạt động kéo dài và lặp đi lặp lại lên ngón chân, thường gặp ở những vũ công, vận động viên điền kinh hoặc có thể do việc sử dụng giày không đúng cách.

Thực tế những người làm việc tại các công trình rất dễ bị các vật nặng rơi trúng chân hoặc vấp phải những vật sắc nhọn gây chân thương ở bàn chân. Đa số họ đều không sử dụng giày bảo hộ chuyên dụng khi lao động mới dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

giay-bao-ho-mui-sat

Các triệu chứng khi bị gãy xương ngón chân

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng khi bị gãy xương ngón chân bao gồm:

  • Đau đớn
  • Sưng tấy
  • Màu sắc của vùng da bị thương thay đổi

Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận được đó là cảm giác đau nhói cho thấy xương đã bị gãy. Thậm chí bạn có thể nghe thấy tiếng xương gãy và sau đó xuất hiện hiện tượng sưng tấy, đỏ da. 

gay xuong ngon chan co can bo bot khong 6270830f3b06e

Gãy ngón chân phải làm như thế nào?

Khi bị chấn thương mọi người thường sẽ hoảng loạn lúng túng không biết xử lý như thế nào khiến cho chấn thương càng nặng hơn.

Sử dụng thuốc

Cơn đau khi xảy ra chấn thương có thể kiểm soát bằng một vài thuốc giảm đau thông dụng như ibuprofen, naproxen hoặc paracetamol. Nếu cơn đau do gãy xương ngón chân khiến bạn không chịu đựng được, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau có tác động mạnh hơn nữa.

Nắn xương

Nếu những mảnh xương bị lệch hoàn toàn khỏi vị trí, bác sĩ sẽ gây tê ngón chân với đá hoặc thuốc gây tê và nắn chỉnh xương trở lại với vị trí cũ. Cách chữa gãy xương ngón cái có thể được tiến hành mà không cần phải rạch mở da.

Cố định ngón chân

Gãy xương ngón chân cái bao lâu thì lành phụ thuộc vào cách chữa. Để xương lành lại, ngón chân phải được cố định để những tế bào xương có thể nối được với nhau.

Cố định ngón chân bị gãy với ngón bên cạnh. Nếu gãy xương nghiêm trọng ở một ngón chân bất kỳ, bác sĩ có thể băng và cố định ngón chân gãy vào ngón chân bên kia. Các ngón chân không bị thương có nhiệm vụ như nẹp để cố định ngón chân bị gãy ở nguyên một vị trí. Bác sĩ sẽ đặt miếng gạc hoặc vải ở giữa những ngón chân trước khi băng cố định chúng nhằm không làm kích ứng da

Mang một đế giày cứng. Bác sĩ có thể cho bạn mang một đôi giày có đế cứng và phần trên có dây để cột từng ngón chân lại.

Bó bột. Bạn có thể sẽ thắc mắc gãy ngón chân trỏ có cần bó bột không hay gãy ngón chân cái có cần bó bột không? Trường hợp gãy xương ngón chân nặng, nhất là ngón chân trỏ hay ngón chân cái thì bác sĩ sẽ cần phải bó bột ngón chân bạn.

2 cach giai quyet thac mac gay xuong ngon chan bao lau thi lanh 626de04a5ed93

Phẫu thuật

Một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng đinh, miếng dán hay ốc vít nhằm cố định vị trí của xương cho đến khi chúng lành hẳn.

Các biện pháp tại nhà

Chườm đá và nâng cao chân bị chấn thương có thể giúp giảm bớt sưng và đau. Nếu sử dụng đá lạnh chườm, nên quấn trong một lớp khăn, không để phần đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với phần da chấn thương. Mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút, ngày 3 – 4 lần.

Gãy ngón chân kiêng ăn gì?

Người bị gãy xương ngón chân nên kiêng không ăn một số thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều muối: muối gây ra sự bài tiết canxi quá nhiều qua thận do vậy mà bạn hãy chú ý kiểm soát lượng muối khi chế biến món ăn hàng ngày.
  • Cà phê: nên hạn chế uống cafe khi bị gãy xương bởi cafe có chứa chất gọi là xanthines có thể làm tăng mất canxi nước tiểu, gây hại cho xương. Caffeine còn làm hỏng những tế bào làm nhiệm vụ cho sự hình thành xương mới. Ngoài cafe, một số thói quen không tốt như thuốc lá, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc trọng lượng cơ thể tăng nhanh cũng ảnh hưởng đến quá trình làm lành của xương, tăng nguy cơ loãng xương.
  • Rượu: khi bị gãy xương bạn nên kiêng rượu, bởi nếu lạm dụng loại đồ uống có hại này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây hại đối với xương. Nhìn chung, rượu góp phần tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Ỏ độ tuổi thanh niên, rượu có thể làm giảm chất lượng xương cũng như gây nguy cơ về khả năng mắc bệnh loãng xương.
  • Protein từ thịt: khi bị gãy xương ngón chân, nên tránh dung nạp quá nhiều thịt bởi vì thịt cung cấp quá nhiều protein cho cơ thể cùng với hàm lượng axit amin cao có thế dẫn đến thiếu hụt canxi. Để đảm bảo sức khỏe của xương, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn nhiều protein, trái cây, rau củ, đủ canxi. 
  • Thực phẩm khác: một số thực phẩm mà người gãy xương không nên ăn nhiều đó là: nước ngọt có ga, thức ăn nhiều dầu mỡ, socola, trà đặc.

day hoi 1 1705913386643998161427

Biện pháp phòng tránh gãy ngón chân

Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn tránh các chấn thương ngón chân đáng tiếc xảy ra:

+ Cung cấp những chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa loãng xương, bao gồm canxi, vitamin D, sữa chua, phô mai. ..

+ Sử dụng bóng đèn trong văn phòng, nhà hay công ty khi di chuyển, khi thấy tối.

+ Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, kể cả các đồ vật dưới sàn nhà, nơi dễ va quệt khi di chuyển.

+ Sử dụng giày bảo hộ lao động để tránh bị gãy ngón chân: Thường những tai nạn về ngón chân nói riêng và bàn chân nói chung có liên quan mật thiết tới môi trường lao động.

Đặc biệt, những người công nhân trong ngành xây dựng, công trình thường gặp những va chạm nhiều hơn cả. Vì thế, việc sử dụng giày bảo hộ lao động là điều cần phải có để tránh bị gãy ngón chân.

Trang bị này có những ưu điểm vượt trội so với giày thường như: Có lớp đế cao su chuyên dụng, dành riêng cho môi trường làm việc phải đòi hỏi có độ ma sát cao, môi trường trơn trượt; Được trang bị mũi giày có độ cứng rất cao, chống va đập cực tốt. 

giay-bao-ho-lao-dong
Sử dụng giày bảo hộ lao động để tránh bị gãy ngón chân

Với những thông tin chia sẻ hữu ích trên đây hy vọng giúp bạn biết được gãy ngón chân bao lâu thì lành cũng như biết cách chăm sóc chấn thương sao cho đúng cách để phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn. Nếu thấy xương ngón chân dường như đau kéo dài hay bất thường thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất. 

Source link: thienbang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1