Sự thật về đậu phụ chứa thạch cao
Đậu phụ là thực phẩm vô cùng quen thuộc đối với nhiều người, tuy vậy đậu phụ chứa thạch cao không phải là trường hợp hiếm gặp. Thạch cao được Bộ Y tế cho phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm, nhưng phải tuân thủ hàm lượng nhất định.
Các cơ sở sản xuất cần đăng ký với cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và phải chịu sự kiểm tra về hàm lượng cũng như chất lượng, nhằm tránh việc sử dụng quá mức.
Thạch cao dùng trong thực phẩm là loại tinh khiết và có giá thành khá cao. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ “chui” hiện nay lại sử dụng thạch cao công nghiệp, mục đích kiếm lời từ đó.
Mách bạn cách nhận biết đậu phụ chứa thạch cao
Để nhận biết đậu phụ nguyên chất hay có thạch cao, hãy chú ý đến bề mặt bên ngoài của miếng đậu. Đậu nguyên chất thường có màu trắng ngà, trong khi đậu chứa thạch cao có màu vàng nhạt.
Đậu an toàn thường mềm mại, có độ đàn hồi và dẻo. Ngược lại, đậu có thạch cao thường cứng, chắc tay, rìa cứng và khô nhanh hơn, màu ngả vàng. Ngoài ra, đậu nguyên chất có vị béo ngậy, còn đậu pha thạch cao sẽ có vị xơ, hơi chát và khi chiên rán sẽ không được xốp.
Nhìn vào độ cứng của miếng đậu
Đậu phụ có chứa thạch cao thường nặng và cứng hơn so với đậu phụ sạch. Nếu miếng đậu nặng tay, có khả năng nó chứa nhiều thạch cao. Khi mua đậu, bạn nên để ý đến vấn đề này nhé!
Dựa vào mùi vị
Đậu phụ sạch, làm từ đậu nành, có mùi thơm đặc trưng và vị béo ngậy. Ngược lại, đậu phụ có thạch cao thường không có mùi thơm hoặc có mùi không dễ chịu, không giống mùi đậu nành.
Khi ăn, đậu phụ nguyên chất có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, tương tự như váng sữa đậu nành nóng. Nếu miếng đậu có vị hơi chát, không thơm, có khả năng nó chứa thạch cao và nên tránh sử dụng.
Ăn thực phẩm chứa nhiều thạch cao có bị sao không?
Tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều thạch cao có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm kim loại, sỏi thận, và các vấn đề về tiêu hóa.
Dựa vào những mẹo nhận biết đã được cung cấp bên trên, giúp bạn có thêm kiến thức trong quá trình tiêu dùng, lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng và tốt nhất nhé!
Xem thêm:
Thực hư câu chuyện giảm đau dạ dày bằng dừa tươi liệu có hiệu quả?