Mất ngủ đêm không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người mà còn khiến cho chúng ta luôn rơi vào tình trạng lờ đờ, uể oải, lo âu. Đáng báo động là tình trạng này diễn ra ở mọi đối tượng, trong đó có cả người trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân, đâu là cách điều trị? Cùng tham khảo ngay bên dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ có thể kể đến như:
Áp lực căng thẳng kéo dài
Mất ngủ đêm có thể phát sinh khi chúng ta đối mặt với áp lực và căng thẳng kéo dài từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm học tập, công việc, gia đình và xã hội. Căng thẳng kéo dài buộc bộ não hoạt động liên tục và hệ thần kinh trung ương duy trì mức độ sự hưng phấn, điều này khiến cho việc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng quá độ, hệ thần kinh có thể phóng thích các nội tiết tố như cortisol và adrenaline để tối ưu hóa khả năng đối phó. Tuy nhiên, nếu những tác động này kéo dài và có độ mạnh, chúng có thể dẫn đến tình trạng ức chế và mất ngủ ban đêm.
Thay đổi nội tiết tố
Mất ngủ đêm cũng thường xuất hiện trong các giai đoạn thay đổi nội tiết tố của phụ nữ, như tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc khi mang thai và sau sinh. Các biến đổi nội tiết tố không bình thường trong thời kỳ này có thể gây ra nhiều tác động sức khỏe khác nhau.
Mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý như tiểu đêm, viêm khớp, gout, trào ngược dạ dày – thực quản, khó thở, và các vấn đề về hô hấp khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra mất ngủ đêm. Thậm chí, mất ngủ đêm cũng có thể là một trong những triệu chứng của các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm, rối loạn lo âu, và nhiều tình trạng sức khỏe khác.
Thói quen ngủ không lành mạnh:
Các thói quen ngủ không lành mạnh, chẳng hạn như thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, vận động quá nhiều vào thời gian ngủ, tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia, và cà phê, cũng có thể gây ra mất ngủ đêm.
Triệu chứng mất ngủ đêm
Dưới đây là các triệu chứng và vấn đề liên quan đến vấn đề giấc ngủ:
– Khó khăn khi cố gắng đi vào giấc ngủ, thường phải thao thức và trọc nhiều giờ trước khi có thể chìm vào giấc ngủ.
– Giấc ngủ không sâu, thường xuyên bị gián đoạn bởi việc tỉnh giữa đêm và khó khăn trong việc tiếp tục giấc ngủ sau khi tỉnh.
– Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, dễ cáu gắt và tức giận.
– Sự mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
– Cảm thấy cáu gắt, buồn chán hoặc lo lắng.
– Hiệu suất làm việc và học tập kém tập trung.
– Cảm thấy căng thẳng và có đau đầu.
– Lo lắng thái quá về vấn đề giấc ngủ.
Cách điều trị mất ngủ đêm tại nhà không cần dùng thuốc
Để trị chứng mất ngủ về đêm, không thể chỉ dựa vào thuốc mà còn cần xây dựng lối sống lành mạnh và thay đổi thói quen với suy nghĩ tích cực. Dưới đây là một số cách cụ thể:
– Đảm bảo cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế làm việc quá sức để cơ thể có thời gian thư giãn và nạp năng lượng.
– Thử duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày.
– Để giảm căng thẳng, bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách hoặc lắng nghe nhạc.
– Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng.
– Tránh ăn quá nhiều hoặc sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ.
– Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe, tinh thần và giúp giấc ngủ dễ dàng hơn.
– Chọn một nơi ngủ thoải mái, sạch sẽ, yên tĩnh, với nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. Sử dụng tinh dầu hoặc nến thơm có thể giúp thư giãn tâm trí và cải thiện giấc ngủ.
– Hỗ trợ tâm lý và trị liệu có thể giúp cải thiện chứng mất ngủ. Bằng cách trò chuyện và tương tác với các chuyên gia tâm lý, người bệnh có thể tìm hiểu nguyên nhân sâu xa gây ra mất ngủ và cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên nhất.
Với những nội dung trên đây mà chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các bạn cải thiện tình trạng mất ngủ, cân bằng giấc ngủ hiệu quả nhất.
>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại:
Thiếu máu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? Cách nhận biết và phòng ngừa!
Phòng bệnh khi giao mùa: Hơn 75% người mắc 5 căn bệnh phổ biến tiết giao mùa