Nghề hàn xì là một công việc cơ khí khá phổ biến ở nước ta. Theo thống kế tháng 9/2021 có đến 36.7% lao động phổ thông dưới < 25 tuổi làm nghề thợ hàn. Nghề hàn mang lại công việc ổn định với mức lương khá, thế nhưng đằng sau đó chứa rất nhiều mối nguy hiểm cho những người lao động, đặc biệt là độ nguy hiểm của tia lửa hàn.
Công việc hàn xì là gì ?
Công việc hàn xì là dạng công việc người thợ dùng dụng cụ để hàn gắn lại các kim loại với nhau như Inox, sắt, nhôm, đồng. Ngoài ra, nó cũng có thể là một số công việc liên quan đến cắt kim loại, rèn luyện kim loại.
Nghề hàn có độc hại không
Tuy nhiên, các tình trạng trên đây và thông thường các trường hợp bị xảy ra tai nạn do hàn xì đều là người mới vào nghề. Chưa có kinh nghiệm và không có ý thức trang bị đồ bảo hộ kĩ lưỡng, tâm lí chủ quan không hiểu hết các nguy cơ có thể xảy ra.
Như vậy, không phải là nghề hàn xì độc hại mà là chỉ độc hại đối với những người làm nghề nhưng không biết bảo vệ bản thân. Thiếu kiến thức về những nguy hại đang diễn ra xung quanh mình.
Tìm hiểu tác hại của tia lửa hàn
Quá trình hàn kim loại sẽ bắn ra các tia lửa hàn có bước sóng 315 mm. Đó đều là các tia hông ngoại và tia tử ngoại có ảnh hưởng không tốt cho da. Có thể gây kích ứng, sưng đỏ, bỏng rát nếu tiếp xúc quá gần. Khi bị bắn vào mắt có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến võng mạc.
Bên cạnh đó, trong quá trình hàn xì còn sinh ra rất nhiều khói hàn. Việc tiếp xúc với các loại khí này trong thời gian dài có thể gây nên các triệu chứng dị ứng, kích ứng mắt, mũi, họng, chóng mặt, buôn nôn. Trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng tổn thương đường hô hấp, ảnh hưởng họng, phổi, dây thanh quản.
Một số trường hợp gặp tai nạn nghiêm trọng trong nghề hàn xì đó là bị bỏng tia lửa điện trên da hay bị văng vào mắt đều sẽ để lại tổn thương nghiêm trọng và rất khó phục hồi.
Biện pháp phòng chống độc hại từ nghề hàn
Nhận thức được các tác hại vô cùng nghiêm trọng có thể xảy ra khi làm việc. Có phải bạn đã nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị đồ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng mũ hàn bảo hộ: mũ bảo hộ có công dụng bảo vệ phần đầu người sử dụng tránh khỏi tác hại từ tia lửa hàn, tia UV, tia bức xạ của hồ quang điện. Tránh tác hại cho mắt và phần bảo vệ phần da mặt.
- Quần áo bảo hộ: Bảo vệ tay, chân, vùng da cổ. Được làm từ chất liệu không cháy hoặc khó cháy để bảo vệ con người toàn bộ cơ thể trong suốt quá trình lao động.
- Địa điểm hàn phải được lựa chọn kĩ, tránh xa các khu vực có nhiều hóa chất. Vì nhiệt độ cao có thể khiến chúng bị hóa hơi tạo thành khí độc có hại.
- Sử dụng hệ thống thông gió để đảm bảo khí luôn được lưu thông.
- Thợ hàn phải trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, có kiến thức và kĩ năng để tự bảo vệ an toàn cho bản thân mình. Có thói quen đi khám sức khỏe định kì để kịp thời chữa trị nếu phát hiện bệnh.