Ngón tay bị dập tụ máu là tình trạng dễ gặp trong lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Móng tay lúc này sẽ tụ bầm khá lâu và không phải ai cũng biết cách giải quyết tình trạng này như thế nào.
Bài viết dưới đây, hãy cùng bảo hộ lao động tìm hiểu các xử lý ngón tay bị dập tụ máu như thế nào?
Cách phòng tránh móng tay bị dập tụ máu nhé.
Ngón tay bị dập tụ máu là gì?
Bộ phận ngón tay cực kỳ dễ chấn thương và khá phổ biến thường gặp trong đời sống chúng ta đặc biệt là ngón tay bị dập dẫn đến tụ máu gây cảm giác đau buốt khó chịu.
Hầu hết mọi người đã có ít nhất một lần bị tình trạng ngón tay bị dập tụ máu.
Tình trạng chấn thương trên chủ yếu là khi vô tình đưa ngón tay vào khe cửa sổ, khi dùng búa hay là khi kẹp ngón tay ở dưới vật nặng.
Thậm chí, đối với trường hợp chấn thương nghiêm trọng khi té ngã, thi đấu tennis, bất cẩn khi tiếp xúc với cưa điện, khoan cùng những thiết bị khác có thể khiến cho móng tay bị dập thậm chí là còn gây nguy cơ vỡ, dập xương ngón tay, bàn tay.
Triệu chứng khi ngón tay bị dập tụ máu như thế nào?
Dưới đây là một số triệu chứng khi bị dập móng tay bao gồm:
- Cảm giác sưng và đau tại vị trí bị đụng dập
- Vùng mô quanh móng bị bầm tím và sưng nề
- Nền móng tím và bị đen
- Móng bị bong tróc
- Trường hợp dập móng tay kèm gãy xương ngón tay sẽ bị biến dạng, bị lệch trục và mất khả năng di chuyển.
Cách sơ cứu sau khi ngón tay bị dập tụ máu
Khi ngón tay bị dập bầm tím, bạn cần nhanh chóng đưa ngón tay ra khỏi chỗ kẹt rồi và thực hiện sơ cứu theo những cách sau:
1. Chườm đá
Sử dụng một túi nước đá chườm lên ngón tay bị bầm tím giúp giảm đau và sưng. Hãy thực hiện vài lần một tiếng, mỗi lần 15 phút ngay sau khi bị dập ngón tay. Lưu ý là không chườm quá lâu mỗi lần để tránh bị lạnh cóng ngón tay.
2. Nâng cao tay
Khi ngón tay bị dập, tránh để tay di chuyển tự do theo dọc thân người bởi điều này sẽ làm tình trạng sưng và đau tệ thêm. Tốt nhất là hãy tìm chỗ kê cao tay để giảm áp lực lên vết thương.
3. Tránh cử động tay
Tránh không nên thực hiện những hoạt động quá mạnh, hãy thử cử động các ngón tay nhẹ nhàng. Trường hợp, nếu không thể di chuyển ngón tay hoặc bị mất cảm giác ở tay cho dù đã hết đau, vậy hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay.
4. Uống thuốc giảm đau
Một trong những cách làm tan máu bầm ở ngón tay đó là hãy sử dụng thuốc giảm đau. Hãy ra nhà thuốc gần nhà để được tư vấn loại thích hợp. Tuyệt đối không nên băng bó ngón tay bị dập, bởi việc này chỉ khiến máu và dưỡng chất khó đến đầu ngón tay hơn.
Một số lưu ý khi sơ cứu ngón tay bị dập tụ máu
Hầu hết các trường hợp móng tay bị dập tụ máu do va đập nặng sẽ không cần cấp cứu. Tuy nhiên, một vài trường hợp dập móng tay đặc biệt nghiêm trọng sẽ khiến ngón tay bị tổn thương có thể dẫn đến một vài di chứng đi kèm. Vậy nên, bạn có thể đi đến ngay trung tâm y tế để tiến hành kiểm tra và điều trị nếu gặp các biểu hiện sau:
+ Thiếu máu đến phần móng tay không bị hoại tử.
+ Đầu ngón tay bị thiếu cảm giác hoặc có hình dạng kỳ lạ.
+ Máu bầm tụ càng lớn dưới phần móng tay bị dập.
+ Dập móng tay có đi kèm với chấn thương ở toàn bộ phần dưới của ngón tay, khiến ngón tay bị gãy.
+ Có dấu hiệu hoại tử.
Cách điều trị ngón tay bị dập tụ máu sau khi sơ cứu
Phần móng bị dập xuất hiện tình trạng tụ máu sau khoảng 1-2 ngày bị dập, khiến móng đổi màu xanh sẫm sang đen trông vô cùng căng tức. Vậy khi ngón tay hoặc móng tay bị dập tụ máu thì hết? Bạn cần chuẩn bị một vài thứ sau để loại bỏ phần máu bầm trong móng: Một cái kìm, bật lửa và nến, kẹp giấy và kim đã được khử trùng sạch sẽ.
Sau khi đã sẵn sàng rồi, bạn làm theo một vài hướng dẫn sau nhằm xử lý triệu chứng tụ máu khi bị dập móng tay:
– Bạn rửa tay thật kĩ nhằm ngăn vết thương bị bội nhiễm. Bạn cũng cần tiệt trùng cái kim hay là kẹp giấy mình định dùng.
– Nếu dùng nến, bạn cần châm nến trước.
– Bạn dùng kìm kẹp giấy hoặc kim vừa hơ nóng đầu của các vật dụng này trên ngọn lửa.
– Bạn cẩn thận nhấn đầu kim của kẹp giấy được hơ nóng vào phần móng tay bị bầm nhiều nhất. Bạn không cần bấm nhiều vì chỉ cần để đầu kim tiếp xúc với móng là xong.
– Sau khi đầu kim tiếp xúc với móng, bạn có thể sẽ thấy một chút máu bầm tiết ra. Khi máu chảy ra, bạn có thể lập lại quá trình trên nếu cần. Nếu bạn áp dụng chính xác, cách lấy máu bầm trên sẽ không đau hoặc là đau nhưng ít. Nếu bị đau quá mức, bạn cần đi thăm khám ngay nhé.
Giải pháp tránh ngón tay bị dập tụ máu khi làm việc
Làm việc ở những môi trường có nhiều vật nặng như: kho bãi, công trình xây dựng, … dễ gặp phải trường hợp bị kẹt tay, vật nặng rơi xuống. Do vậy, việc trang bị thiết bị để đảm bảo đủ an toàn cho những người làm trong những môi trường này là quan trọng.
Găng tay bảo hộ lao động luôn là trang bị cần thiết để đảm bảo sự an toàn của đội ngũ lao động dưới tác dụng chống dập ngón tay, chống vật nặng rơi vào.
Đây chính là vật dụng bảo vệ đôi tay cho người lao động làm việc trong môi trường tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến da tay và sức khỏe.
Găng tay bảo hộ lao động được đeo bên ngoài 2 bàn tay, tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật có nguy cơ gây nguy hiểm.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, trong hoạt động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động như: các chất độc hại, các vật dụng sắc nhọn. Chính vì thế trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động trong đó có găng tay bảo hộ lao động là cực kỳ cần thiết.
Hiện nay, trên thị trường các loại găng tay bảo hộ lao động phong phú và đa dạng phù hợp trong nhiều môi trường làm việc như: thực phẩm, hóa chất, chống tĩnh điện, … Với mỗi loại găng tay khác nhau được thiết kế tương ứng để bảo vệ đôi tay trước các tác nhân gây hại bên ngoài như: vết cắt, trầy xước từ vật sắc nhọn, …
Source link: thienbang.com