Người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì?

sup lo xanh voi viem khop dang thap 613b0ef2f078b

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì? Bệnh viêm khớp dạng thấp cần có chế độ ăn hợp lý giúp tăng cường sức khỏe, cơ bắp và độ rắn chắc của xương, hỗ trợ tốt hơn cho các khớp, đặc biệt là những ngày thay đổi thời tiết. Áp dụng chế độ ăn kiêng không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, giảm sút sức khỏe đáng kể.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng như thế nào?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là loại bệnh rất khó chữa khỏi. Trong nhiều trường hợp chỉ có thể sử dụng thuốc để tạm thời đẩy lui bệnh. Nhiều người vẫn truyền nhau các phương pháp như nhịn đói trị bệnh, loại bỏ những thức ăn gây đau đớn, chọn ăn những thực phẩm đặc biệt… Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được chứng minh có hiệu quả hay không.

Viêm khớp dạng thấp thường đi kèm các đợt viêm (bệnh nhân có biểu hiện sốt, khớp bị sưng đau). Với trường hợp này sẽ khiến người bệnh tiêu hao năng lượng và gây chán ăn, khiến người bệnh dễ bị thiếu dinh dưỡng. Chính vì lý do đó bệnh nhân cần ăn uống nhiều hơn để tích lũy các chất dinh dưỡng.

Rau xanh hoa quả tươi rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Rau xanh hoa quả tươi rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn hàm lượng với từng thành phần dinh dưỡng là: 

_ Người mắc bệnh khớp nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi nên dùng trên 300g rau và 200g hoa quả mỗi ngày. Chất xơ ở bên trong rau trái sẽ giúp giảm cholesterol máu, tránh táo bón (vốn là tình trạng thường gặp ở người bệnh viêm khớp).

_ Nên tăng cường bổ sung chất đạm: Dùng 50g thịt, 100g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, ngêu sò, tào phớ và đậu các loại… đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người viêm khớp.

_ Chất béo: Không nên dùng quá 20g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng…

_ Tinh bột: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng.

_Muối, đường: Không nên ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhạt. Cần hạn chế lượng muối ở mức không quá 10 g/ngày và đường ở mức 20 g/ngày.

Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng. Vì vậy, họ cần ăn điểm tâm đầy đủ để tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính, nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với thực phẩm giàu năng lượng. Bệnh nhân nên sử dụng chế độ ăn đã dạng giúp đủ chất ngoài ra còn giúp hệ xương chắc khỏe.

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1