Nguồn gốc của việc lì xì ngày Tết bạn đã biết

xông đất

Lì xì ngày Tết là một phong tục đã có từ ngàn xưa, là nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến xuân về. Bạn có biết nguồn gốc của phong tục lì xì này đã có từ bao giờ? Bài viết dưới đây của chiase2vn sẽ giải đáp thắc mắc trên một cách chi tiết nhất.

Sự ra đời của phong tục lì xì ngày Tết

Tục lệ lì xì đầu năm có rất nhiều câu chuyện để giải thích phong tục này nhưng câu chuyện dưới đây được mọi người tin tưởng nhiều nhất.

Ngày xửa ngày xưa ở Đông Hải xuất hiện rất nhiều quái vật tác oai, tác quái làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Với những ngày bình thường các con yêu quái này sẽ được các bị thần ở hạ giới cai quản, canh giữ. Tuy vậy, cứ mỗi năm đến vào thời điểm giao thừa chúng sẽ thoát ra được vì các vị thần tiên đều phải về chầu trời vào thời điểm này. Chúng có thói quen xoa đầu trẻ con khiến chúng giật mình và khóc khiến các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng.

Vào một lần nọ, có 8 vị thần tiên thấy vậy liền nảy ra một ý là hóa thành những đồng tiền nằm trong những đứa trẻ, những người cha mẹ sẽ đem gói vào tấm vải để có thể xua đuổi được yêu quái. Và thế là cứ mỗi lần khi bọn yêu quái đến những đồng tiền này lóe sáng lên khiến chúng sợ và bỏ chạy.

Câu chuyện đó được lan truyền và cứ đến mỗi dịp Tết đến xuân về người lớn sẽ bỏ tiền vào những bao phong bì đỏ tặng trẻ nhỏ để giúp các bé hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh. Hành động này dần trở nên phổ biến và trở thành một phong tục không thể thiếu vào năm mới.

Lì xì ngày Tết là gì?

Lì xì là một phiên âm từ “lợi thị” trong tiếng Trung được hiểu là được lợi, được sự may mắn. Vì vậy mà điều lì xì là sẽ đem lại sự may mắn, an lành và suôn sẻ cho các bé nhân dịp cuối năm.

Với ý nghĩa như vậy nên thì không quan trong số tiền bên trong là bao nhiêu mà chúng nằm ở ý nghĩa tốt đẹp của hành động trao lì xì. Tiền lì xì sẽ thường là những loại tiền chẵn hoặc lẻ được để trong phong bao lì xì một cách kín đáo.

Ý nghĩa của phong tục lì xì

Lì xì là một phong tục, một nét đẹp trong văn hóa của Việt Nam với ước mong có được những điều may mắn trong năm mới. Điều này thường kéo dài trong 3 ngày đầu năm nhưng với sự thay đổi của xã hội thì việc lì xì có thể kéo dài đến ngày 15 âm lịch.

Từ thời khắc giao thừa, những người lớn trong gia đình sẽ lì xì cho các cháu và con cháu sẽ mừng tuổi lại cho ông bà để lấy may trong suốt một năm. Với những người tới chơi với gia đình sẽ được nhận lì xì từ những người trong nhà và người lại. Với ngày nay phong tục lì xì để thay lời muốn nói đến một năm may mắn với nhiều sức khỏe, ngoan ngoãn với trẻ nhỏ và vui vẻ với con cháy với người lớn tuổi.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về ý nghĩa của việc lì xì đầu năm mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp, tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm, màu của niềm hy vọng và sự may mắn.

  • HOTLINE: 0981.056.0660966.831.477
  • Hà Nội: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ)
  • HCM: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 – P. Bình Hưng Hòa – Q. Bình Tân – TP.HCM. (Xem bản đồ)
  • Website: www.ThienBang.com

Xem thêm những bài viết

Tìm hiểu mâm ngũ quả ngày tết và ý nghĩa sâu xa

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Âm lịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1