Tai nạn điện giật sẽ thường xảy ra trong những trường hợp nào? Cách để phòng tránh tại nạn điện giật? Đó là hai trong số rất nhiều câu hỏi được mọi người cân nhắc khi sử dụng các thiết bị điện trong nhà. Để giải đáp các thắc mắc trên hãy cùng chiase2vn tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp phòng tránh.
Tai nạn điện giật là tai nạn là gì?
Đây là một loại xảy ra khi cơ thể bị chịu sự tác động do dòng điện truyền vào cơ thể làm tử vong hoặc gây tổn thương đến các bộ phận trên cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của cơ thể.
Các tai nạn điện giật phổ biến
Với sự phát triển của xã hội, điện năng đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình sinh hoạt, làm việc của con người. Vì vậy các tai nạn điện luôn tiềm ẩn trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây sẽ là những tại nạn điện phổ biến
- Vi phạm khoảng cách an toàn điện
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, vật đang có điện
- Do bị sét đánh
- Chạm phải vật trung gian với vật đang mang điện
Các nguyên nhân gây tai nạn
Tai nạn điện có rất nhiều kiểu tai nạn như trên nhưng nguyên nhân tai nạn điện phổ biến hiện nay như:
- Do tiếp xúc trực tiếp
- Dây điện hở
- Thiết bị điện bị rỏ rỉ ra ngoài
- Không ngắt nguồn điện khi sửa chữa điện
- Do thời tiết xấu, có sấm sét
Cách sơ cứu người bị tai nạn điện giật
Việc xảy ra tai nạn điện là điều không ai mong muốn nhưng nếu xảy ra bạn nên bình tĩnh và xử trí bằng những cách dưới đây:
Bước 1: Nhanh chóng tìm và cắt nguồn điện đang tiếp xúc với nạn nhân. Sử dụng các vật cách điện để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân.
Bước 2: Để nhân vật ra nơi thoáng mát, dễ chịu để tiến hành một cách thuận tiện nhất
Bước 3: Kiểm tra xem nạn nhân còn thở, tim còn đập hay không.
Bước 4: Tiến hành cách bước sơ cứu nạn nhân
- Nếu nạn nhân không còn thở phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc có dấu hiệu hồi phục mới thôi. Sau đó đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất.
- Trường hợp nạn nhân tự thở được cần kiểm tra ngay mức độ tổn thương ở các vị trí trên cơ thể, đặc biệt là vị trí nguy hiểm như đốt sống cổ. Bởi những tổn thương như vậy có thể gây liệt cho nạn nhân nếu không được sơ cứu kịp thời. Cố gắng động viên, an ủi để nạn nhân bình tĩnh, yên tâm rồi nhanh chóng đưa họ tới cơ sở y tế.
- Cần chú ý, với trường hợp nạn nhân bị bỏng, cần băng, che phủ vùng bỏng với băng vô trùng hoặc quần áo sạch. Không dùng chăn mền hay khăn lau vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bỏng.
Những biện pháp phòng tránh tai nạn điện giật
Việc đảm bảo an toàn không để xảy ra các sự việc đáng tiếc thì việc tuân thủ các biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn điện như:
- Đi các đồ bảo hộ khi làm việc: “chữa bệnh không bằng phòng bệnh” chính vì thế khi làm việc trang bị các thiệt bị bảo hộ giúp bảo vệ như: quần áo thợ điện, giày bảo vệ, găng tay bảo vệ, ủng cao su.
- Kiểm tra đường dây điện thường xuyên để đảm bảo an toàn
- Khi sữa chữa điện nên cắt nguồn điện để đảm bảo an toàn
Dưới đây là toàn bộ chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng tránh các tai nạn điện giật. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những kĩ năng nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Bạn muốn mua những sản phẩm bảo hộ lao động chất lượng, giá tốt liên hệ ngay với Hotline bên dưới để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc hoàn toàn miễn phí.
- HOTLINE: 0981.056.066 – 0966.831.477
- Hà Nội: Khu liên cơ quan Quận ủy Bắc Từ Liêm, đường Phú Minh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội. (Xem bản đồ)
- HCM: Số 36, đường số 18, Khu phố 1 – P. Bình Hưng Hòa – Q. Bình Tân – TP.HCM. (Xem bản đồ)
- Website: www.ThienBang.com
Xem thêm bài viết