Tai nạn điện giật là gì?
Tai nạn điện giật là sự cố con người tiếp xúc với điện năng không an toàn, gây ra dòng điện chạy qua cơ thể.
Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian tiếp xúc. Rất nguy hiểm vì thời gian sự cố được tính bằng giây.
Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật dễ gặp nhất
– Tiếp xúc trực tiếp khi sửa chữa mà không cắt nguồn điện.
– Sử dụng đồ bảo hộ cách điện chưa đạt tiêu chuẩn khi kiểm tra
– Vô tình tiếp xúc các thiết bị rò rỉ điện mà không biết
– Một số linh kiện đã được cắt khỏi nguồn nhưng vẫn có thể phóng điện ( Tụ, ác quy…)
– Chập cháy từ các thiết bị nạp sạc như điện thoại, máy tính bảng, pin sự phòng hoặc ắc quy, xe điện….
Và còn nguyên nhân khác.
Cách phòng tránh tai nạn điện giật
1. Lắp đặt các thiết bị điện an toàn theo đúng quy định
Luôn đảm bảo lắp đặt thiết bị điện đúng quy định, nối đất vỏ kim loại tại các thiết bị điện để hạn chế bị rò rỉ điện.
Tuyệt đối không lắp đặt và sử dụng thiết bị trong môi trường ẩm ướt hoặc tại nơi ngập nước.
Trong quá trình sửa chữa điện luôn trang bị đồ bảo hộ lao động như: găng tay bảo hộ, quần áo bảo hộ, …
2. Sử dụng thiết bị đóng/ngắt mạch điện
Lắp đặt những thiết bị đóng, cắt bảo vệ hệ thống trước các sự cố đoản mạch hay quá tải như rơ le, aptopmat…
Lựa chọn những thiết bị phù hợp có lớp bảo vệ tại các bộ phận mang điện; sử dụng các thiết bị phòng cách rò điện.
3. Khi có mưa to, sấm sét hãy ngắt các thiết bị dẫn điện
Khi thời tiết có mưa to, sấm sét, ngay lập tức tháo dây cáp hoặc anten khỏi tivi. Cũng như rút phích cắm tại các thiết bị như tivi, máy tính… Ngắt điện cầu dao trong trường hợp mưa bão.
4. Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện thường xuyên
Các gia đình, nhà máy, doanh nghiệp,… chủ động lên kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện theo định kỳ. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa tai nạn điện, đồng thời giúp bạn phát hiện các lỗi hỏng trên máy móc để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
5. Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động
Khi thực hiện công việc kiểm tra, sửa chữa, để phòng ngừa tai nạn điện giật, người thực hiện cần phải trang bị đồ bảo hộ với khả năng cách điện hiệu quả.
Đặc biệt, trong những công việc sửa chữa, leo trèo hay trong những phòng kín yêu cầu có phải có 2 người thực hiện.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào quá trình sửa chữa điện, người tham gia phải sử dụng các đồng hồ đo điện để kiểm tra sự cố như: bút thử điện, đồng hồ vạn năng hay ampe kìm, găng tay bảo hộ cách điện, giày bảo hộ cách điện…
Cách Sơ Cứu Người Bị Tai Nạn Điện Giật
Sau khi tách ra khỏi nguồn điện và đưa tới vị trí an toàn, hãy lập tức sơ cứu nạn nhân bị điện giật bằng các bước sau:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, đầu thấp, thoáng khí.
- Không để nạn nhân bị lạnh, lấy vải sạch phủ lên người.
- Kiểm tra mức độ chấn thương và kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh táo không. Hãy gọi tên và chờ xem nạn nhân có trả lời hay không.
- Nếu nạn nhân hôn mê hãy tiến hành mở đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra sau. Nếu không thể mở đường thở hãy cho nạn nhân nằm ngửa ra mà kiểm tra miệng xem có bất thường không.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân không thở và sờ vào không có mạch, chỉ khi bạn có thể an toàn chạm vào người nạn nhân thì mới thực hiện hô hấp nhân tạo.
- Nếu nạn nhân tỉnh táo và bỏng nhẹ, hãy rửa vết bỏng dưới vòi nước mát.
- Nếu vết thương bị chảy máu, hãy sử dụng băng gạc đắp lên để cầm máu.
Theo hướng dẫn bệnh viện đa khoa tâm anh
Lưu ý rằng đây là các bước sơ cứu cơ bản và chỉ có thể thực hiện bởi những người đã được đào tạo. Trong mọi trường hợp, việc gọi cấp cứu là rất quan trọng để đảm bảo rằng nạn nhân nhận được sự giúp đỡ chuyên môn kịp thời.
Source link: thienbang.com