Những biện pháp phòng chống cháy nổ trong gia đình bạn cần biết!

pccc-gia-dinh

Nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra tai những khu vực cư dân sinh sống đặc biệt tại các hộ gia đình gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vậy để hạn chế và giảm thiểu rủi ro khi hỏa hoạn chúng ta cần chủ động có các biện pháp phòng chống cháy nổ trong gia đình.

Trong bài viết dưới đây hãy cùng Thiên Bằng tìm hiểu các biện pháp phòng cháy trong gia đình hiệu quả cao

Nguyên nhân gây nên nguy cơ cháy nổ trong gia đình cao

1. Cháy nổ do chập điện

Chập điện thường là nguyên nhân hàng đầu gây nên chập cháy. Việc chủ quan, sử dụng tuỳ tiện thiết bị điện gây ra những hậu quả nặng nề. Những nguyên nhân gây nên chập điện phổ biến:

  • Sử dụng quá nhiều thiết bị điện trong cùng 1 thời gian nhất định. Đường dẫn điện bị đứt, chập mạch.
  • Đường dẫn điện, thiết bị điện sử dụng đã lâu, cần được vệ sinh, kiểm tra định kì.
  • Tự ý tuốt dây điện, gắn thêm các thiết bị bên ngoài thiết kế ban đầu như lắp đặt quạt, máy lạnh, . ..
  • Thiết bị đóng ngắt (aptomat) bị hư, kém chất lượng, thậm chí không được sử dụng.
  • Không tắt một số thiết bị như: phích cắm điện, ấm đun nước, . . khi ra khỏi nhà. Tâm lý chủ quan, sử dụng điện tuỳ tiện góp phần không nhỏ làm phát sinh hiểm họa cháy nổ.

2. Cháy nổ liên quan đến vật dụng đun nấu trong gia đình

Đun nấu là việc diễn ra mỗi ngày trong từng gia đình. Hiện nay, nhiều gia đình đã sử dụng bếp điện, bếp từ do tính chất tiện dụng, không cháy nổ, hiện đại, dễ dàng sử dụng của nó. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình đã chọn lựa bếp ga bởi chi phí hợp lý, sử dụng đơn giản, hiệu quả và an toàn.

Cháy nổ do gas vẫn xảy ra mỗi ngày. Nguyên nhân từ những thói quen nhỏ mà mọi người thường mắc phải như:

  • Không khóa van bình gas mỗi khi sử dụng.
  • Sử dụng các thùng chứa gas không an toàn để gas bị rò rỉ.
  • Sử dụng bếp gas gia đình – sử dụng bình gas bé gọn cũng cực kỳ có hại.
  • Khí gas bị rò rỉ ra ngoài cộng với oxi trong không khí sẽ tạo nên hỗn hợp cháy. Khi gặp nhiệt độ cao, sóng của điện thoại, tia lửa từ pin, . .. cũng dễ dàng gây ra đám cháy.

3. Cháy nổ từ việc tích trữ các thiết bị dễ cháy

Vật dụng, hàng hoá bố trí không phù hợp, để gần với các nguồn nhiệt như điều hoà, tủ điện, bếp điện. Nhiều gia đình vẫn tích trữ nhiên liệu, dầu mỏ, hóa chất dễ cháy. Trong khí quyển cũng tồn tại những hợp chất gây cháy. Khi các chất độc hại bị rò rỉ, chỉ cần tiếp xúc với nguồn điện hoặc lửa sẽ gây ra những vụ cháy nổ lớn.

4. Cháy nổ từ việc thờ cúng

Việc thờ cúng tổ tiên là việc tâm linh bắt buộc của từng nhà. Mọi người hay thắp nhang trên bàn thờ, đốt vàng mã. Tuy nhiên, sơ ý trong việc đốt vàng mã, đốt nhang cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Việc tàn nhang rơi khi cắm nhang dưới mặt bàn gỗ, không có người trông coi.

Đốt vàng mã gần các thiết bị dễ cháy như bình xăng, xe máy, . ..

Đốt vàng mã không có vật dụng che chắn, nơi có lửa mạnh, nhiệt độ cao.

5. Cháy nổ từ xe máy

Do không gian nhỏ hẹp, nhiều gia đình còn có thói quen để xe máy trong nhà. Việc bố trí chỗ để phương tiện không phù hợp như: sát khu vực đun nấu, ngay lối ra vào, . .. tiềm ẩn những nguy cơ cao. Nhiều vụ cháy, xe máy để chặn hết cửa nhà, lửa lọt vào gây cháy, khó khăn trong việc thoát hiểm.

Những biện pháp phòng chống cháy nổ trong gia đình cần nắm rõ

Để không xảy ra cháy nổ trong gia đình thì cần làm:

Không lưu trữ số lượng lớn các chất dễ gây cháy nổ trong nhà

Các biện pháp phòng cháy trong gia đình quan trọng là không lưu trữ số lượng lớn các chất dễ gây cháy nổ như xăng dầu, bình ga mini. Các cơ sở kinh doanh cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn cháy nổ và đảm bảo có đầy đủ thiết bị chống cháy, chữa cháy. Hộ gia đình kinh doanh sản phẩm như vải, quần áo, chăn màn cần tránh nguồn nhiệt, nguồn lửa và giữ khoảng cách an toàn giữa các sản phẩm để đảm bảo an toàn và có đường thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

Lắp đặt hệ thống điện đúng cách và đúng kỹ thuật

Lắp đặt hệ thống điện trong gia đình phải tuân thủ đúng kỹ thuật và quy chuẩn. Không tự ý thêm các thiết bị tiêu thụ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh quá tải nguồn điện gây chập cháy.

Các thiết bị điện như lò sưởi, bếp điện cần tắt nguồn sau khi không sử dụng và tránh xa các vật dễ cháy, dễ bắt điện hoặc nhiệt. Trước khi ra khỏi nhà, cần kiểm tra kỹ và ngắt điện khi không có ai ở nhà.

Để thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống cháy nổ trong gia đình cần lắp đặt cầu dao tự động hoặc các thiết bị bảo vệ điện. Điều này giúp tự động ngắt nguồn điện khi xảy ra sự cố và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.

nhung-bien-phap-phong-chong-chay-no-trong-gia-dinh
phòng chống cháy nổ trong gia đình

Thường xuyên kiểm tra bình gas trong nhà bếp

Sau khi sử dụng gas, cần khóa van bình và khóa van bếp để tránh rò rỉ khí gas. Nếu ngửi thấy mùi khí gas, cần ngừng mọi hoạt động, không bật công tắc điện, không sử dụng lửa và mở cửa thông thoáng. Kiểm tra cụm van, đường ống hoặc liên hệ ngay với thợ cửa hàng ga để đảm bảo an toàn và tránh thiệt hại về người và tài sản.

Trong trường hợp xảy ra cháy trong bếp, cần khóa van bình gas và sử dụng các thiết bị chữa cháy để dập lửa. Đồng thời, báo ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp thông qua đường dây nóng 114.

Cách xử lý khi xảy ra hỏa hoạn trong gia đình

Sử dụng các vật liệu chống cháy, thiết bị chữa cháy trong nhà

Lắp đặt cửa sử dụng vật liệu chống cháy là một biện pháp quan trọng trong việc phòng cháy trong gia đình. Bằng cách sử dụng cửa chống cháy, có thể giữ khói, hơi nóng và lửa trong phạm vi hạn chế, tạo thời gian cho những người bị mắc kẹt để thoát ra an toàn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Bên cạnh đó, đầu tư hệ thống báo cháy cũng là một biện pháp quan trọng. Khi có khói xuất hiện, chuông cảnh báo sẽ kích hoạt và giúp phát hiện sự cháy, từ đó có thể xử lý kịp thời và hạn chế tổn thất.

Luôn trang bị sẵn thiết bị PCCC trong nhà 

Biện pháp phòng cháy cơ bản trong gia đình là sẵn có một bình chữa cháy. Khi xảy ra đám cháy, bạn có thể sử dụng bình chữa cháy để dập tắt lửa, ngăn chặn sự lan rộng và tạo thời gian để thoát ra an toàn, đồng thời chờ đợi sự hỗ trợ từ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Một số quy định về bình chữa cháy trong nhà

Bình chữa cháy được phân thành năm loại A, B, C, D, F tương ứng với khả năng dập tắt các loại lửa sau:

  • Loại A: Dùng để dập tắt đám cháy từ vật liệu dễ cháy như vải, cao su, gỗ, giấy.
  • Loại B: Sử dụng để dập tắt đám cháy từ chất lỏng như xăng, dầu, sơn.
  • Loại C: Dành cho đám cháy phát sinh từ chất khí như metan, propan, axetylen.
  • Loại D: Sử dụng cho đám cháy từ kim loại dễ bắt lửa như nhôm, magie.
  • Loại F: Dùng để dập tắt đám cháy từ dầu ăn và các chất béo. Thích hợp cho khu vực nhà bếp.

Để tìm hiểu thêm về cách sử dụng bình chữa cháy, thiết bị chống cháy và chọn lựa bình chữa cháy phù hợp để thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ trong gia đình, bạn có thể truy cập vào trang web: https://pccc.thienbang.com/ hoặc liên hệ qua số hotline 0981.056.0660966.831.477

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1