Gờ giảm tốc là giải pháp thi công trên các tuyến đường bộ nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vậy những quy định, tiêu chuẩn gờ giảm tốc là gì? Hãy cùng Thiên Bằng tìm hiểu cụ thể ngay dưới đây nhé.
Cấu tạo của gờ giảm tốc
Gờ giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường được dùng phổ biến trong giao thông, có chiều dày ≤ 6mm. Nó giúp tác động lên các phương tiện đi lại nhằm cảnh báo người tham gia giao thông vị trí nguy hiểm để giảm tốc độ di chuyển và chú ý quan sát cẩn thận để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Theo thiết kế và kích thước quốc tế về tiêu chuẩn gờ giảm tốc, gờ đảm bảo chất lượng phải có cấu trúc hình vòm. Độ cao của gờ giảm tốc so với mặt đường từ 3 – 7cm. Đặc biệt, gờ giảm tốc không nên bố trí tại đường ngang khu phòng vệ có người gác để tăng cường khả năng lưu thông tuyến đường.
Cấu tạo gờ giảm tốc được bố trí hết chiều rộng 1 chiều xe chạy (nếu là đường đôi) hay trên toàn bộ chiều rộng mặt đường (nếu không phải là đường đôi). Dựa vào điều kiện thực tế mà bố trí từ 1 – 3 cụm vạch gờ giảm tốc.
Nếu đoạn đường bộ ngắn thì có thể kẻ số vạch, số cụm vạch ít hơn sao cho hợp lý. Lưu ý, không bố trí gờ giảm tốc trên chiều lên dốc có dốc dọc > 6%. Mặt khác, khi bố trí gờ giảm tốc cũng cần lưu ý đặt cách “Điểm đen” từ 15 – 20m để báo hiệu giao thông hiệu quả.
Gờ giảm tốc có những loại nào phổ biến hiện nay?
Gờ giảm tốc có nhiều loại tùy theo chất liệu và mục đích sử dụng. Hãy cùng Thiên Bằng tìm hiểu cụ thể các loại gờ giảm tốc ngay dưới đây.
- Theo chất liệu: Tiêu chuẩn gờ giảm tốc có 4 loại chủ yếu:
- Gờ giảm tốc cao su: Loại này thường được lắp đặt cho các tuyến đường dân cư, bãi đỗ xe, đường quốc lộ có mật độ xe trọng tải lớn thấp. Chất liệu cao su có độ bền trung bình cùng khả năng chống sốc và chống trơn trượt tốt.
- Gờ giảm tốc nhựa: Loại này được lắp đặt ở các tuyến đường nội bộ, khu dân cư và không có xe trọng tải lớn. Nó có độ bền và chất lượng thấp hơn so với gờ giảm tốc cao su.
- Gờ giảm tốc thép đúc: Loại gờ này được lắp đặt tại cảng hay đường có cường độ xe trọng tải lớn cao. Nó có nhiều ưu điểm cùng chất lượng tốt nhất trong các loại chất liệu gờ giảm tốc hiện nay.
- Gờ giảm tốc bê tông: Loại gờ này có thể được lắp đặt ở mọi tuyến đường, tuy nhiên, nhược điểm của nó là mất nhiều thời gian thi công và khó dỡ bỏ.
- Theo mục đích sử dụng: Tiêu chuẩn gờ giảm tốc gồm 4 loại phổ biến sau:
- Gờ giảm tốc xe đạp, xe máy: Loại này được lắp đặt phổ biến trên các tuyến đường dân cư hay đường dành riêng cho xe đạp, xe máy.
- Gờ giảm tốc xe ô tô: Loại này được lắp đặt ở các tuyến đường quốc lộ, đường đô thị hay đường có mật độ xe ô tô di chuyển cao.
- Gờ giảm tốc siêu trọng: Loại này được lắp đặt chủ yếu trên các tuyến đường dành riêng cho xe container, xe tải, xe có trọng tải lớn.
- Gờ giảm tốc khu vực: Loại này được lắp đặt riêng cho các hạng mục công trình quy mô lớn như khu công nghiệp, khu đô thị…
Quy định về gờ giảm tốc
Gờ giảm tốc được bố trí theo từng cụm trên toàn bộ bề rộng mặt đường. Theo thường lệ, mỗi phía sẽ bố trí thiết kế 3 cụm vạch. Nếu đường bộ chạy song song, liền sát với đường sắt mà có đoạn đường bộ chuyển tiếp ngắn thì có thể bố trí số vạch, cụm vạch và cự ly cụm vạch nhỏ hơn.
Riêng với đường có dải phân cách giữa thì bố trí toàn bộ bề rộng mặt đường của chiều xe chạy vào vị trí giao cắt.
Vạch sơn tiêu chuẩn gờ giảm tốc được bố trí theo từng cụm vạch để tạo hiệu ứng cảnh báo cao hơn, trừ một số trường hợp có thể bố trí rải đều trên đoạn đường cần cảnh báo. Thêm vào đó, vạch sơn cần được dùng màu trắng hoặc vàng phản quang để tạo sự chú ý cho các phương tiện lưu thông trên đường.
Gờ giảm tốc thường được lắp đặt ở các ngã tư, hầm/ bãi đỗ xe, đường dốc, trạm thu phí hay những khu vực cần giảm tốc độ. Nó có tác dung cảnh báo người tham gia giao thông điều chỉnh tốc độ di chuyển sao cho phù hợp để hạn chế xảy ra tai nạn không mong muốn.
Thêm vào đó, gờ giảm tốc còn giúp chống trơn trượt ở các tuyến đường dốc hay chặn lùi xe ở các bãi đỗ xe. Tùy vào từng tuyến đường mà có thể lắp đặt hệ thống một hoặc nhiều gờ liên tiếp với các chiều rộng khác nhau.
Tiêu chuẩn về gờ giảm tốc
Tiêu chuẩn gờ giảm tốc phải được thiết kế theo loại đường cùng thành phần dòng xe ở trên đường. Sau khi lắp đặt gờ giảm tốc phải quan sát, điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo không gây nguy hiểm cho người đi đường. Hơn nữa:
- Chất liệu: Gờ giảm tốc được làm từ bê tông nhựa, bê tông xi măng, phủ bằng sơn dẻo nhiệt phản quang màu vàng hoặc bằng cao su, nhựa có phủ phản quang màu vàng.
- Kích thước: Gờ giảm tốc có chiều dày không vượt quá 6mm, được thiết kế theo dạng mặt cắt cong lồi và vuông góc với tim đường. Kích thước gờ giảm tốc cụ thể như sau:
- Gờ giảm tốc loại I: chiều dài 1m.
- Gờ giảm tốc loại II: chiều dài 2m.
- Gờ giảm tốc loại III: chiều dài 4m.
- Vị trí đặt gờ giảm tốc: Bố trí gờ giảm tốc trên toàn bộ bề rộng mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hay mặt đường láng nhựa. Với đường có dải phân cách giữa không phải là vạch sơn thì bố trí toàn bộ bề rộng mặt đường của chiều xe chạy vào vị trí giao cắt.
- Bề rộng mặt đường phải từ 2,5m trở lên và có xe lưu thông qua điểm giao cắt. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi trên đường. Nếu bề rộng mặt đường < 2,5m thì còn dựa vào mức độ cần thiết.
- Nên dùng gờ giảm tốc kết hợp với các loại cảnh báo khác như: biển báo, cần chắn tự động, chuông, còi… Việc này giúp thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông. Đồng thời, nó cũng giảm thiểu tối đa các tình huống tai nạn không mong muốn xảy ra.
- Số cụm vạch: Gờ giảm tốc bố trí theo từng cụm vạch. Khoảng cách giữa hai mép vạch sơn gờ giảm tốc là 400mm. Bề rộng của vạch sơn gờ giảm tốc là 200mm. Chiều dày vạch sơn gờ giảm tốc từ 4 – 6mm.
Trên đây là một số chia sẻ của bảo hộ lao động Thiên Bằng về những quy định, tiêu chuẩn gờ giảm tốc do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Quý vị có thắc mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0981.056.066 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
Source link: thienbang.com