Nội quy cứu nạn cứu hộ được Thiên Bằng cập nhật từ “Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy”. Của Bộ Công An. Khi bạn muốn tìm hiểu về các văn bản luật, nhưng những văn bản đó thường dài, khó tóm lược. Bạn thường gặp khó khăn trong việc tóm tắt lại thông tin quan trọng. Thì bài viết sau đây sẽ là một giải pháp cứu cánh cho tình trạng của bạn. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, gần gũi. Tôi cam đoan bạn sẽ chỉ mất 3 phút để hiểu toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn truyền tải.
Nguyên tắc cứu nạn, cứu hộ
Nguyên tắc cứu nan, cứu hộ được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 83/2017/ NĐ – CP của Chính phủ như sau:
- Ưu tiên cứu người bị nạn là điều quan trọng nhất. Thực hiện nhanh chóng các biện pháp đảm bảo an toàn, tính mạng, sức khỏe, tài sản, phương tiện của người bị nạn và lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ.
- Đảm bảo hoạt động cứu hộ cứu nạn được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, thống nhất trong chỉ huy khi thực hiện.
- Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt. Huy động các lực lượng và nhân dân địa phương tham gia công tác cứu nạn cứu hộ.
Trong nội quy cứu nạn, cứu hộ thực hiện công tác đối với các trường hợp dưới đây:
- Sự cố, tai nạn nổ.
- Sự cố, tai nạn cháy.
- Sự cố tai nạn đổ sập nhà, công trình, máy móc, cây cối.
- Sự cố tai nạn sạt lở đất đá.
- Sự cố tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt khi có yêu cầu
- Sự cố mắc kẹt trong các công trình, trong nhà, trên cao, dưới sâu, trong các thiết bị hành lang, thang máy, công trình ngầm.
- Tai nạn sông suối, ao hồ, giếng nước, thác nước, hố sâu, bãi tắm.
- Sự cố khi đi du dịch, tai nạn tại các trung tâm giải trí
- Các tai nạn, sự cố khác theo quy định của pháp luật
Các nguyên tắc nội quy cứu nạn cứu hộ cơ bản khi tham gia tác nghiệp
- Người tham gia cứu nạn cứu hộ phải có trang bị, phòng bị tối thiểu cho bản thân khi thực hiện nhiệm vụ. Và có chuẩn bị phòng hộ cho đối tượng được cứu hộ.
- Nhanh chóng tìm hiểu rõ, tìm ra nguyên nhân những gì đang gây nguy hiểm và những gì có thể xảy ra. Bình tĩnh tìm ra giải pháp tốt nhất và đưa người bị nạn ra khỏi n nguy hiểm. Cố gắng nhờ những người xung quanh có khả năng giúp đỡ và nói cho họ biết tình hình của nạn nhân. Đảm bảo một công tác cứu hộ cứu nạn được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
- Chỉ tiến hành cứu hộ cứu nạn ở vị trí an toàn cho cả lực lượng cứu hộ cứu nạn và nạn nhân. Nếu nạn nhân gặp nguy hiểm cần gọi 115 để lực lượng y tế đến hiện trường.
Trách nhiệm của lực lượng cứu nạn cứu hộ
- Thực hiện và nắm rõ nội quy cứu nan, cứu hộ đối với các sự cố tại nạn xảy ra bên trong đơn vị và tham gia cứu nạn, cứu hộ bên ngoài đơn vị khi được yêu cầu.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, truyền đạt các kiến thức cần thiết cho lực lượng người lao động, công chức bên trong đơn vị.
- Tận dụng mọi nguồn lực, xây dựng đội ngũ đông đảo, có kiến thức kĩ năng. Để nhanh chóng, linh hoạt thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho tổ đội ngũ cứu nạn, cứu hộ thuần thục, linh hoạt, nhạy bén.
Nội quy cứu nạn cứu hộ trong phòng cháy chữa cháy
Theo thống kê của Bộ Công An tại Hội Nghị trực tuyến về phòng cháy chữa cháy: Mỗi năm cả nước ta xảy ra khoảng 3000 vụ cháy lớn nhỏ, khác nhau. Hiện trạng được liệt kê ra rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm, sơ xuất, trong sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt, chất hóa học chiếm 30%. Từ đó có thể thấy việc đẩy mạnh công tác cứu nạn cứu hộ các vụ cháy đang được đẩy mạnh.
Để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, Bộ Công An quy định, các đơn vị phải có trách nhiệm trong việc đào tạo lực lượng nòng cốt. Kèm theo đó các cơ sở phải chuẩn bị, phòng bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cần thiết. Nắm cơ bản các kiến thức kĩ năng phòng cháy chữa cháy để kịp thời xử lí khi lực lượng cứu hộ chưa có mặt.
Source link: thienbang.com