Nứt xương chân là tình trạng xuất hiện vết nứt trên xương, so với việc trường hợp bị gãy xương thì độ nghiêm trọng vẫn nhẹ hơn. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng vẫn làm người bị nạn khó chịu hoặc nếu không chữa trị đúng cách sẽ để lại di chứng. Vậy nứt xương chân bao lâu thì lành? Hãy cùng Thiên Bằng tìm hiểu câu trả lời này ngay trong bài viết này nhé!
Nứt xương là gì?
Nứt xương là hiện tượng xuất hiện vết nứt bên trong. Tạo thành một vệt nứt, mẻ không quá sâu, chưa đủ lực để gãy xương. Phụ thuộc vào từng vùng mà nứt xương sẽ có cách gọi khác nhau. Dễ thấy nhất là các vị trí bị nứt xương ở tay và chân. Bởi vì đây là những bộ phận hoạt động nhiều trong cuộc sống sinh hoạt.
Nguyên nhân gây nứt xương
Nứt xương có rất nhiều nguyên nhân, cho dù bất cứ cử động mạnh nào, nếu không cẩn thận cũng có thể gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng nứt xương:
Do tai nạn lao động
Thường thì những người làm công việc liên quan đến lao động chân tay rất dễ gặp phải nứt xương chân. Do gặp phải sự cố trong lúc làm việc hoặc có thể làm do phải làm việc quá sức.
Để hạn chế những chấn thương không đáng có. Bạn nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết như dây an toàn, quần áo bảo hộ lao động khi làm việc tại các công trường, hầm mỏ.
Do bệnh lý
Nhiều người gặp phải một số bệnh lý chẳng hạn như bệnh xương thủy tinh sẽ khiến xương trong cơ thể yếu hơn. Căn bệnh này thường thì tỉ lệ nứt xương hoặc bị gãy xương cao hơn so với người bình thường.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không cẩn thận, nhẹ nhàng cũng khiến người bệnh bị nứt xương. Những tình trạng như vậy thì nứt xương chân bao lâu thì lành? Hãy cùng tham khảo đến cuối bài viết nhé!
Do chơi thể thao, tập thể dục quá mạnh
Việc tập thể dục hoặc chơi một số môn thể thao quá mạnh như chạy, nhảy, trượt patin, leo núi, đi xe đạp địa hình, đá bóng. Đây là những môn thể thao rất dễ xảy ra va chạm. Trong đó đối tượng thiếu nhi, thanh thiếu niên là thường hay bị nứt xương bởi ở độ tuổi này phần xương chưa được phát triển.
Lứa tuổi thiếu nhi rất hiếu động nên tỷ lệ bị nứt xương bao giờ cũng cao hơn so với nhóm đối tượng người trưởng thành. Mặc dù vậy, các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, ở độ tuổi này xương cũng nhanh lành hơn.
Cách điều trị khi bị rạn xương chân
Sau khi bị rạn xương, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, rất khó chịu vùng xương. Do vậy, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngay không nên chủ quan, đề phòng biến chứng để lại sau này.
Tùy theo mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp cho từng trường hợp trên nguyên tắc cố định và kết hợp với thuốc giảm đau, chống phù nề để xương nhanh liền lại. Hơn nữa, khi bị nứt xương, số đông người băn rằng nứt xương chân bao lâu thì lành?
Biến chứng có thể xảy ra khi rạn, nứt xương
Khi bị rạn nứt xương việc cần làm đó là hạn chế vận động đến mức tối đa. Nên để ý đến mức độ tối đa của rạn nứt xương, nếu ở các vị trí không mấy nguy hiểm có thể kê thuốc là bệnh dần dần ổn định.
Tuy nhiên, nếu xảy ra ở vị trí nguy hiểm như sọ não, hãy đến bác sĩ để điều trị kịp thời. Xương sọ thuộc hệ thống xương ở nền sọ, chịu trách nhiệm nâng đỡ 2 bán cầu đại não và các dây thần kinh sọ đi qua.
Dây thần kinh này chịu trách nhiệm chi phối cho vận động của các cơ mặt cùng bên nên khi xương đá bị vỡ sẽ có nguy cơ chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh. Với biểu hiện dễ nhận thấy như mắt nhắm không kín, nếp nhăn trán bên liệt mờ, rãnh mũi má bên liệt mờ. Điều này sẽ rất nguy hiểm đến bản thân.
Vậy rạn xương chân bao lâu thì lành?
Nứt xương chân là một dạng của gãy chân, gãy xương kín nhưng không có di lệch. Có nghĩa là xương chưa bị tách ra khỏi chiều ngang, chiều dọc hay xương chưa bị lòi hẳn ra ngoài. Nứt xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của cơ thể khi phải chịu lực tác động từ bên ngoài.
Khi bị nứt xương sẽ cản trở việc vận động hoặc nếu xương bị nứt nhiều, quá phức tạp sẽ gây mất vận động. Các trường hợp nứt xương lớn như xương đùi, xương chậu,…Cùng với việc đa chấn thương sẽ khiến bệnh nhân bị sốc. Ở các vị trí nứt xương, da có thể bị sưng nề, biến dạng, bầm tím.
Nếu sau tai nạn mà cảm thấy khó chịu hay vùng xương bị đau nhức. Hãy đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra đề phòng biến chứng có thể xảy ra. Tùy theo vị trí của xương mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Từng trường hợp cụ thể như nẹp, bó bột, và kết hợp với việc giúp giảm đau, chống phù nề. Và cũng đưa ra một chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho việc liền xương nhanh chóng.
Vậy nứt xương chân bao lâu thì lành? Thông thường sẽ mất khoảng từ 1-2 tháng tùy từng tình trạng của mỗi người. Nếu như người bệnh được điều trị đúng cách và kịp thời.
Với những trường hợp nhẹ, không nhất thiết phải bó bột mà chỉ cần cố định vết thương, đồng thời nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý là đã có thể tự hồi phục được. Riêng với những trường hợp nặng mà vết nứt dài và sâu, cần bó bột và điều trị đúng thì thời gian phục hồi lâu hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng nứt xương chân, nứt xương chân bao lâu thì lành. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn trong cuộc sống và trong công việc.
Source link: thienbang.com