Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tại thành thị
Muỗi đốt là nguyên nhân chính dẫn đến sốt xuất huyết. Do đó, việc phòng chống, diệt muỗi, tiêm chủng sẽ giảm đáng kể. Dưới đây là chi tiết những biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ở thành thị trong tiết giao mùa.
Làm sạch các khu vực chứa nước
Nhiều người dân thường lầm tưởng rằng sống ở thành thị, trong các tòa nhà cao tầng hay chung cư sẽ không có nguy cơ bị muỗi gây bệnh.
Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, các mầm bệnh vẫn có thể phát sinh, đặc biệt ở những nơi nước đọng như lốp xe cũ, chậu cây, hoặc các vật dụng bỏ đi có khả năng chứa nước.
Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và đậy kín các bể chứa nước, thay nước cho bình hoa, và sử dụng muối hoặc hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở các bát kê chân chạn, bể cảnh, tiểu cảnh nước…
Để phòng tránh dịch bệnh, hãy dọn dẹp khu vực sống và xử lý phế liệu, đồng thời lật ngược các vật dụng đựng nước không còn dùng đến.
Phòng tránh muỗi đốt
Muỗi có thể di chuyển qua các phương tiện giao thông như xe buýt, tàu hỏa, hoặc bằng thang máy đến các khu chung cư và tòa nhà cao tầng.
Do đó, mỗi gia đình cần chủ động phòng tránh muỗi bằng cách sử dụng màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm, mặc quần áo dài để che kín da, và sử dụng các biện pháp tiêu diệt muỗi như vợt điện hoặc bình xịt hóa chất.
Người dân cũng nên hợp tác với các cơ quan y tế trong các chương trình tiêu diệt ấu trùng muỗi và các đợt phun hóa chất nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.
Tiêm vaccine phòng bệnh và ngăn ngừa tái nhiễm
Theo bác sĩ Chính, Việt Nam hiện đã có vaccine phòng ngừa 4 type huyết thanh của virus gây sốt xuất huyết (Den-1, Den-2, Den-3, Den-4). Loại vaccine này do công ty dược Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức và đã được phê duyệt sử dụng ở hơn 40 quốc gia trên toàn cầu.
Vaccine dành cho người từ 4 tuổi trở lên, với phác đồ tiêm gồm hai mũi cách nhau ba tháng. Đặc biệt, không cần xét nghiệm sàng lọc sốt xuất huyết trước khi tiêm. Sau khi hoàn thành hai liều, vaccine đạt hiệu quả phòng bệnh trên 80% và giảm nguy cơ bệnh nặng, nhập viện đến 90%.
Khám khi sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
Nếu bị sốt cao 39-40 độ C kéo dài hơn hai ngày mà không rõ nguyên nhân, người dân nên đi xét nghiệm để kiểm tra khả năng mắc sốt xuất huyết. Đặc biệt, nếu kèm theo các triệu chứng điển hình như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau khớp, đau hốc mắt, cần đến bệnh viện ngay để được điều trị.
Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chữa bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng, như lọc máu, thay huyết tương, hoặc xử lý chống sốc. Chi phí điều trị một ca nặng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
>> Tham khảo thêm bài viết liên quan:
Mùa đông hay bị bệnh gì? Cách phòng tránh như thế nào?
Biến chứng về bệnh tim mạch vào mùa đông: Top 5 nhóm người cần “cẩn trọng”