2 Phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 phổ biến hiện nay

10-loi-khuyen-khi-ban-thuc-hien-cach-ly-tai-nha

Xét nghiệm RT-PCR (Real-Time PCR) với kết quả mang tính khẳng định và xét nghiệm nhanh có ý nghĩa sàng lọc là 2 phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là 2 phương phấp được Bộ Y Tế cấp phép thực hiện để hạn chế lây lan dịch bệnh ngoài cộng đồng.

phuong-phap-xet-nghiem-covid-19-pho-bien-hien-nay
Phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 phổ biến hiện nay

Trong từng giai đoạn và nguồn lực kinh tế, mỗi bệnh nhân sẽ được sử dụng một hoặc cả hai loại xét nghiệm cùng lúc. Trong mỗi phương pháp xét nghiệm nhanh COVID-19 đều có những ưu nhược điểm riêng.

1. Phương pháp xét nghiệm RT-PCR

Đây là phương pháp cho xác định virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho những người phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo quá trình điều chị các bệnh nhân được được chuẩn đoán bị COVID-19.

Đồng thời, trong những ngày đầu mới nhiễm, do virus chưa đủ lớn và không xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Đó cũng là ngược điệm của phương pháp xét nghiệm này vì khi đó nó có thể trả về xét nhiệm không chính xác.

Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 21 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể từ dương tính chuyển thành âm tính đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.

Cũng cần nói thêm, xét nghiệm RT-PCR là xét nghiệm cần phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2. Theo đó, các cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo, tuân thủ đúng quy trình, giá thành hợp lý và đảm bảo thời gian trả kết quả.

2. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu (test nhanh)

Đây là xét nghiệm cho phép xác định việc người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus hay không, và nếu có thì trong máu sẽ có kháng thể kháng SARS-CoV-2.

Phương pháp xét nghiệm nhanh COVID-19 cho các trường hợp sau 2 tuần bị phơi nhiễm, thời gian này đủ để sản xuất ra kháng thể. cách sử dụng đơn giản mà chi phí lại thấp, cho kết quả nhanh, nhưng nếu làm sớm trong 2 tuần đầu thì khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn sẽ hiện âm tính mặc dù cơ thể đã nhiễm COVID-19.

Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.

quan-ao-phong-dich
Sử dụng quần áo phòng dịch để đảm bảo quá trình lẫy mẫu xét nghiệm

Ngoài ra, xét nghiệm nhanh còn để xác định xem cơ thể có kháng thể kháng lại COVID-19 hay chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 14 ngày bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn.

Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây (<7 ngày) và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.

Hiện nay, vì lý do kinh tế, kỹ thuật và thời gian cho nên xét nghiệm RT-PCR không thể làm rộng rãi trong cộng đồng. Xét nghiệm nhanh hiện nay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho ngành y tế chống dịch.

Phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 có chính xác không?

Phương pháp xét nghiệm nhanh nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với SARS-CoV-2, không phải phát hiện virus, dẫn đến trường hợp âm tính giả cao.

Không nên dùng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng thể để khẳng định bản thân bị COVID-19 hay không, bởi bản chất của nó là phát hiện kháng thể của người nhiễm đã khỏi bệnh hay chưa, chứ không phải sử dụng để phát hiện người nhiễm mới.

Ngoài ra, test nhanh không phù hợp khi xét nghiệm sớm vì phần lớn âm tính. Kết quả âm tính cũng không phản ánh liệu người đó có virus trong cơ thể hay không. Không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả ÂM TÍNH, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả DƯƠNG TÍNH. Người nhận được kết quả âm tính test nhanh cho rằng không bị nhiễm virus, không còn mang virus, gây tâm lý chủ quan.

Xem thêm tại: https://chiase2vn.com/

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, vui lòng để lại đánh giá 5 sao cho Chiase2vn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.