Tai nạn cơ khí: Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh

an toàn lao động trong ngành cơ khí

Ngành cơ khí là một trong những ngành nghề có mức độ nguy hiểm lớn cùng rủi ro cao, hãy cùng Bảo hộ lao động Thiên Bằng tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết hơn về những rủi ro tai nạn cơ khí cùng cách phòng tránh hiệu quả.

rui-ro-tai-nan-co-khi

Nghề cơ khí là một trong những ngành có mức độ nguy hiểm lớn cùng rủi ro tương đối cao khiến ta khó có thể lường trước được. Là một người thợ cơ khí giỏi bạn hãy trang bị cho bản thân các kiến thức, nguyên nhân cùng cách phòng tránh những tai nạn trong ngành cơ khí. Tuy nhiên, để nắm sâu hơn nữa về chủ đề này mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây về trang bị những giải pháp an toàn bảo vệ người lao động.

Những nguyên nhân, rủi ro tiềm ẩn gây ra tai nạn cơ khí

Mối nguy hại ngành cơ khí là nơi phát sinh nguy hiểm về hình dạng, kích thước hoặc chuyển động của các phương tiện làm việc, phương tiện phụ trợ, phương tiện chuyên chở cũng như về chi tiết gia công gây tổn hại đối với người lao động trong quá trình lao động sản xuất cụ thể: kẹp, chém, bẻ, đập, kéo, chọc thủng, đập. .. Mức độ ảnh hưởng (hay là tác động) của tai nạn cơ khí tuỳ thuộc vào cường độ của hệ thống tác động (hoạt động của máy của thiết bị. ..) và cường độ tác động của con người (động tác của bàn tay, của chân) và cũng từ đó đánh giá mức độ của mối nguy hiểm.

tai nan co khi optimized

Những tai nạn trong ngành cơ khí thông dụng phổ biến: 

Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn trong ngành cơ khí, hãy cùng Thiên Bằng tìm hiểu thông qua một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

– Đồ bảo hộ lao động và hỗ trợ không đảm bảo đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn quy định an toàn.

– Trong quá trình làm việc, người lao động thiếu thiết bị bảo hộ lao động hoặc thiết bị bảo hộ lao động bị hỏng hóc sẽ dẫn đến thao tác không chính xác hoặc không hiệu quả trong công việc.

– Bộ phận điều khiển thiết bị cơ khí bị hỏng hóc mà không biết. Do lâu ngày không sử dụng hoặc thường xuyên kiểm tra bảo trì đúng quy định có thể xảy ra những tai nạn nghề nghiệp.

– Vi phạm nội quy an toàn của xưởng sản xuất hoặc những tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị nơi làm việc.

– Điều kiện không gian làm việc yếu kém như: điều kiện ánh sáng, thông gió không đảm bảo và ồn vượt quá quy chuẩn an toàn.

– Địa điểm nơi làm việc chật chội, thiết bị – dụng cụ cồng kềnh, bài trí không gọn gàng, bừa bộn, di chuyển trong xưởng không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn cơ khí.

– Vị trí lắp đặt thiết bị, máy móc không đảm bảo được yêu cầu vệ sinh cần đối với môi trường lao động.

tai-nan-co-khi

Một số trường hợp tai nạn cơ khí thường gặp trong lao động

  • Bị điện giật

  • Bị té ngã, va chạm, đâm thủng

  • Quần áo, bộ phần cơ thể bị cuốn vào máy móc

  • Bị bỏng da cơ thể do tiếp xúc nhiệt độ cao

  • Bị thương tật tay chân hoặc nặng hơn ảnh hưởng tính mạng

Tham khảo một số cách phòng tránh tai nạn cơ khí an toàn cao

Đối với người thợ cơ khí làm việc trong môi trường xưởng sản xuất, việc hiểu được những tai nạn trong ngành cơ khí và trang bị biện pháp phòng tránh là cực kỳ hữu ích. Bởi điều đó sẽ giúp bạn bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh trong quá trình làm việc bao gồm:

+ Sử dụng máy móc có nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc thiết bị phụ trợ phù hợp

+ Sử dụng công cụ, thiết bị đúng với mục đích, đúng với tiêu chuẩn an toàn ngành nghề để giảm tai nạn cơ khí.

+ Tổ chức các buổi đào tạo, chia sẻ về vấn đề tai nạn trong ngành cơ khí kết hợp cách phòng tránh hiệu quả.

+ Tuyển dụng – đào tạo đội ngũ lao động am hiểu vấn đề an toàn trong ngành cơ khí.

+ Kiểm tra toàn bộ máy móc, thiết bị trước khi làm việc;

+ Trang bị đầy đủ phương tiện, đồ bảo hộ lao động cơ khí trước khi làm việc;

+ Không để máy chạy nếu không có người điều khiển và khi không có người cần tạm thời dừng hoặc tắt máy;

+ Khi máy móc, thiết bị gặp vấn đề, cần đặt biển báo “máy hỏng” để tránh những tai nạn do ngành cơ khí không mong muốn gây ra;

+ Đảm bảo mạng lưới điện sản xuất an toàn;

+ Bảo hành, kiểm tra máy móc – thiết bị định kỳ đảm bảo mọi thiết bị vẫn an toàn, làm việc ổn định

+ Tuân thủ các nội quy phòng tránh cháy nổ, hoả hoạn tại nơi làm việc.

cach-phong-tranh-tai-nan-co-khi

Qua bài viết trên, Bảo hộ lao động Thiên Bằng đã cùng bạn đi tìm hiểu những thông tin hữu ích về những tai nạn trong ngành cơ khí và biện pháp phòng tránh hiệu quả, an toàn.

Mọi thông tin xin liên hệ Website: https://thienbang.com/ để nhận tư vấn hỗ trợ giải pháp và thiết bị bảo hộ lao động ngành cơ khí nhé. Trân trọng cảm ơn!

Source link: thienbang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1