Tại những nhà máy hóa chất, công nghệ sinh học,… Với môi trường độc hại này thì những người làm việc ở nơi đó cũng phải đảm bảo an toàn bằng những bộ đồ bảo hộ đặc biệt, chuyên dụng trong ngành hóa chất như vậy. Vậy tiêu chí của quần áo bảo hộ chống hóa chất tốt như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó, quý khách hãy đọc bài viết sau nhé.
Mục lục
Quần áo bảo hộ chống hóa chất có ý nghĩa như thế nào?
Quần áo bảo hộ bảo vệ con người khỏi hóa chất là sự lựa bắt buộc dành cho người lao động làm việc trong môi trường dễ tiếp xúc với hóa chất. Trong ngành nghề đặc biệt này, ngoài được trang bị kiến thức về chuyên môn, họ cần phải được bảo vệ bởi quần áo bảo hộ để đảm bảo sự an toàn của bản thân khỏi những rủi ro không mong muốn.
Có thể nhiều người còn chưa biết đến quần áo bảo hộ chống hóa chất. Bởi lẽ đây là một ngành nghề ít phổ biến và khá ít người làm trong xã hội. Bởi môi trường phải tiếp xúc với hóa chất độc hại nếu để chúng tiếp xúc với da. Do đó, quần áo bảo hộ chống hóa chất được sản xuất với mục đích giúp con người tránh được những hóa chất độc hại, nguy hiểm cả hữu cơ và vô cơ.

Như các bạn đã biết, nếu để các hóa chất độc hại tiếp xúc với da, có thể gây các biến chứng như viêm da, cho cơ thể và sức khỏe con người, nặng hơn thậm chí có thể dẫn đến ung thư sau này.
Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản mà bất kì loại quần áo bảo hộ được thiết kế trong môi trường hóa chất đều phải đáp ứng:
Thiết kế kín đáo
Đầu tiên quần áo bảo hộ chống hóa chất đó phải được may liền thân từ mũ đến áo. Đảm bảo kín đáo, ôm vừa toàn bộ cơ thể, không quá rộng cũng không quá trật để thuận tiện trong quá trình làm việc, tạo được sự thoải mái cho người mặc.
Nhờ đó, các loại hóa chất sẽ không tiếp xúc được da của cơ thể. Ngoài ra, nên sử dụng kèm theo các phụ kiện như mặt nạ bảo hộ, nón bảo hộ, giày bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay bảo hộ,… để bảo vệ cơ hể một cách hoàn chỉnh nhất.
Chất liệu đặc biệt
Sử dụng chất liệu được thiết kế làm quần áo chống hóa chất phải có tác dụng chống lại được sự xâm nhập của hóa chất lỏng, khí, vi khuẩn độc hại. Đặc biệt, phải không thấm và chống bám dính, có độ bền, dai và chịu được mài mòn, va chạm.

Ngoài ra, loại chất liệu này có khả năng cách điện, chống tĩnh điện. Đồng thời, vẫn có khả năng thấm hút mồ hôi ra ngoài tốt, tránh bị kích ứng da và bí hơi cho người sử dụng. Thông thường, chất liệu đó có thể là Vinyl tráng nhựa, nhựa dẻo PVC,…
Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
- EN ISO 13982-1:2004: Chống bụi
- EN 14605:2005: Chống chất lỏng văng bắn
- EN 1073-2:2002: Chống bức xạ từ hóa chất
- EN 1149-1:2006, EN 11490-5:2008: Chống tĩnh điện
Thông thường, các hóa chất vô cơ bao gồm thành phần như axit, bazơ hay các chất dung môi hữu cơ. Chất liệu của quần áo bảo hộ lao động phải đảm bảo khả năng chống được sự ăn mòn của các loại hóa chất đó để đem lại sự an toàn cho người mặc. Nếu không, các loại hóa chất này sẽ ăn mòn quần áo và tiếp xúc với da, ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng.
Nếu bạn là người làm việc trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, nhà máy chế biến, dầu khí, công nghiệp hóa chất,… thì việc trang bị cho mình bộ quần áo bảo hộ lao động chống hóa chất là rất cần thiết.
>> Xem thêm:
Địa chỉ cung cấp áo gile kỹ sư tại Hà Nội giá rẻ
Cửa hàng bán quần áo công nhân tại Bình Dương