Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Mặc dù đây là sự kiện quan trong bậc nhất trong năm đối với người dân Việt Nam ta nhưng còn rất nhiều người còn chưa hiểu tại sao lại lấy ngày 10/03 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của ngày lễ trọng đại này và vì sao người Việt lại tôn vinh các vua Hùng như vậy.
Lý do chọn ngày 10 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Chắc hẳn những người đã sinh ra hay lớn lên tại Việt Nam đều không cảm thấy xa lạ với câu thơ sau :
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Đây là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến công lai giữ nước và dựng nước của các vị vua Hùng chính là những vị vua đầu tiên xây dựng đât nước Việt Nam ta. Ngày giỗ này được chọn vào ngày mùng 10/3 Âm lịch hằng năm, để tôn kính các vị vua Hùng và tổ chức long trọng tại Đền Hùng với sự góp mặt của người dân, chính quyền địa phương và du khách từ khắp nơi tìm đến.
Tuy nhiên, chính xác ngày nào Giỗ tổ Hùng Vương được chọn là ngày lễ vẫn còn là một bí ẩn, bởi nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam và gắn liền với những biến cố thăng trầm của lịch sử. Chắc hẳn con dân của đất nước Việt Nam ai ai cũng biết truyền thuyết nàng Âu cơ sinh 100 người con. 50 người con theo mẹ là Âu Cơ lên núi và người con trai trưởng chính là vị vua Hùng đầu tiên được suy tôn lên làm vua. Qua 18 đời vua Hùng trải dài đến năm 258 trước công nguyên.
Vào thế kỉ 20, năm 1917, khi đang ở triều đại của vua Khải Định thuộc nhà Nguyễn, Bộ Lễ đã chính thức gửi công văn vào ngày 25 tháng 7 để chọn ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Sau đó, vào ngày 06/01/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP để quy định về quy mô và nghi lễ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương cũng như Lễ hội Đền Hùng hàng năm. Từ đó, ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm trở thành ngày Quốc lễ của người dân Việt Nam và từ năm 2007 đến nay, ngày này đã trở thành ngày nghỉ lễ của người dân.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức như một đại lễ đặc biệt và quan trọng để ghi nhớ công ơn của các vị vua.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Và vào ngày 06/12/2012, UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng” là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã cho thấy tầm quan trọng và niềm tự hào trong việc duy trì và giữ gìn văn hóa và truyền thống mang tính nguồn cội của dân tộc Việt Nam.
Ngày giỗ tổ đem lại ý nghĩa gì cho lịch sử, văn hóa và giáo dục.
Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu đã trở thành một ngày lễ trọng đại ở Việt Nam. Ngày này là dịp để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đối với những vị Vua Hùng, những vị vua dựng nước và giữ nước bao , để mảnh đất chúng ta đang sinh sống và lớn lên ngày nay vẫn thật bình yên và tươi đẹp. Đây cũng là một lời nhắc nhở cho chúng ta về cội nguồn, về nơi chúng ta sinh ra và thuộc về, cũng như truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Mỗi khi đến ngày giỗ tổ Hùng Vương, chúng ta thường nhắc nhau câu nói ”Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” để thể hiện lòng kính trọng và sự nhớ đến công lao của các vị Vua Hùng. Đây cũng là dịp để chúng ta thể hiện niềm tự hào dân tộc, khi mọi người dân Việt Nam cùng nhau hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự trường tồn mạnh mẽ và bền vững của dân tộc Việt Nam.
Với tất cả những ý nghĩa sâu sắc đó, không khó hiểu khi ngày Giỗ tổ Hùng Vương được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt.
Lễ hội Đền Hùng được diễn ra như thế nào?
Lễ hội Đền Hùng, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, lễ hội này không chỉ được tổ chức tại khu di tích lịch sử đền Hùng tỉnh Phú Thọ mà còn được diễn ra ở nhiều nơi khác trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hay Cần Thơ,… Tùy theo năm lẻ hay năm chẵn, lễ hội sẽ được tổ chức với quy mô ở các cấp Trung ương hay do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức.
Lễ hội sẽ diễn ra với hai phần chính là phần LỄ và phần HỘI.
Phần LỄ bao gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương tại Đền Thượng. Trong lễ rước kiệu, các đoàn rước kiệu sẽ xuất phát từ dưới chân núi, rồi đi qua các đền để tới Đền Thượng. Khi đó bên trong lễ từng người sẽ lên thắp nén hương gửi gắm tâm nguyện của mình đến tổ tiênbởi vì theo quan niệm của người Việt thì mỗi nắm đất và gốc cây ở đây đều rất linh thiêng.
Phần HỘI của lễ hội bao gồm nhiều trò chơi dân gian. Đặc biệt là cuộc thi hát xoan là một loại dân ca truyền thống của Phú Thọ. Bên cạnh đó lễ hội còn tổ chức những trò chơi giân gian như vật, kéo co hay bơi tại ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vị vua chức như thi vật, kéo co, bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập.
Qua bài viết trên đây chúng tôi hy vọng rằng bạn có thêm nhiều thông tin về ngày lễ trọng đại của đất nước ta Giỗ tổ Hùng Vương.