Vừa qua google đã thay ảnh đại diện để tưởng nhớ chú tê giác đực cuối cùng Sudan nhân kỉ niệm 2 năm ngày mất.
Tháng 3/2018, Sudan – con tê giác đực cuối cùng thuộc loài tê giác trắng Bắc Phi đã chết ở tuổi 45. Hiện tại, thế giới chỉ còn sót lại đúng 2 cá thể tê giác trắng, tất cả đều là giống cái và là đều là hậu duệ của Sudan.
Tê giác trắng cũng giống như các họ hàng của nó là những sinh vật khổng lồ ăn cỏ, nặng tới hơn 2 tấn. Thế nhưng nạn săn Tới năm 2009, chỉ có 8 con tê giác trắng phương Bắc còn sống ở Sở thú Dvůr Králové (Cộng hòa Séc) và Sở thú San Diego. Chỉ có bốn cá thể trong số này có khả năng sinh sản. Các nhà bảo tồn hy vọng rằng, việc vận chuyển bốn cá thể này đến Ol Pejeta ở châu Phi, nơi bản địa của chúng, với khí hậu ấm áp hơn và đồng cỏ rộng lớn, sẽ truyền cảm hứng cho chúng sinh sản để phục hồi phân loài tê giác quý hiếm này.
Tuy nhiên, sự thay đổi cảnh quan đã không thể biến những hy vọng của các nhà bảo tồn thành hiện thực. Mặc dù những người canh giữ tê giác đã chứng kiến nhiều nỗ lực giao phối, nhưng Fatu và Najin vẫn không mang thai và cuối cùng được kết luận là không có khả năng mang thai. Trong khi đó, một vài cá thể tê giác khác đã bắt đầu qua đời.
Cái chết của con tê giác trắng đực cuối cùng Sudan là lời cảnh báo đến toàn nhân loại về nạn săn trộm và hậu quả của những can thiệp thô bạo tới đời sống tự nhiên hoang dã.
“Trộm” đã đẩy loài vật này tới bờ tuyệt chủng.
Ở nhiều nước châu Á, sừng tê giác được cho là nguyên liệu thuốc chữa bách bệnh, đồng thời còn là biểu tượng cho quyền lực mà rất nhiều nhân vật sang trọng, quyền quý theo đuổi. Thế nên bọn săn trộm dùng mọi cách giết hại những con tê giác chỉ để lấy chiếc sừng của chúng.
Liên quan tới chú tê giác Sudan, tháng 12-2009, bốn con tê giác trắng phương Bắc đã được vận chuyển từ Sở thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Séc đến sân bay ở Prague và được đưa lên chiếc máy bay chở hàng Martinair 747. Chúng được đưa đến Ol Pejeta, một khu bảo tồn động vật hoang dã rộng lớn ở Kenya.

Bốn cá thể bao gồm hai con đực tên là Suni và Sudan, và hai con cái tên là Najin và Fatu, là một nửa số tê giác trắng phương Bắc còn sót lại. Loài tê giác này được phân biệt với tê giác trắng phương Nam bởi đôi tai có lông và sừng phía trước ngắn hơn. Theo Tổ chức Save the Rhino, vào cuối năm 1960, có khoảng 2.360 con tê giác trắng phương Bắc sinh sống ở các nước Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda. Nhưng đến năm 1984, chúng bị săn trộm tràn lan và chỉ còn khoảng 15 cá thể.
Trên đây là thông tin về tê giác trắng đực cuối cùng được google thay ảnh đại diện tưởng nhớ 2 năm ngày mất.
Quý khách có câu hỏi cần giải đáp vui lòng để lại bình luận. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!