Tết Đoan Ngọ 2024 vào ngày nào? Ăn gì trong dịp Tết Đoan Ngọ?

tet doan ngo co nen chon ngay de to chuc dam cuoi 1024x618 1

Tết Đoan Ngọ 2024 vào ngày nào? Ăn gì trong dịp Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết Giệt sâu bọ) vào ngày mùng 5/5 Âm lịch hằng năm, rơi vào Thứ Hai, ngày 10/6/2024. Là ngày lễ truyền thống tại một số nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,…

tet-doan-ngo-vao-ngay-nao
Tết Đoan Ngọ vào ngày nào?

– Tết Đoan Ngọ ăn gì? Vào ngày này mọi người thường chuẩn bị các món ăn như: Cơm rượu nếp (rượu cái), bánh tro, chè trôi nước, thịt vịt và một số loại trái cây: mận, vải, đào,…

Theo quan niệm của dân gian, vào ngày này việc ăn trái cây và rượu nếp có thể diệt trừ sâu bọ. Một số nơi, họ cũng quan niệm rằng vào ngày này, đi tắm vào sáng sớm cũng có thể diệt trừ sâu bọ và bệnh tật.

tet-doan-ngp-vao-ngay-nao
Tết Đoan Ngọ 2024 vào ngày nào? Ăn gì trong dịp Tết Đoan Ngọ?

Các món ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp (Rượu cái)

Là món ăn không thể thiếu trong các gia đình Việt là rượu cái, được chế biến từ gạo nếp, men rượu và đường glucose.

Món ăn này không chỉ giàu tinh bột mà còn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, B1 và năng lượng, làm cho nó trở thành một món ăn bổ dưỡng và quan trọng trong dịp lễ này.

cac-mon-an-trong-dip=tet-doan-ngo
Các món ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ

Vải, mận

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người Việt thường ăn các loại trái cây như vải, mận, đào… nhằm tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể. Những loại quả này có vị chua, đắng, chát và ngọt, thường là những loại quả đang vào mùa nên rất rẻ.

Bánh tro

– Loại bánh này có hình dạng thuôn dài hoặc chóp nhọn, bên trong là nhân mặn hoặc ngọt tùy theo sở thích.

– Với hương vị thanh mát và chút ngai ngái từ nước tro, bánh tro rất tốt cho hệ tiêu hóa.

3 800x450 31

Thịt vịt

– Vào ngày Tết Đoan Ngọ, thịt vịt cũng là một món ăn truyền thống được nhiều gia đình ưa chuộng.

– Thịt vịt không chỉ mang lại ý nghĩa may mắn mà còn giàu dinh dưỡng, giúp cân bằng âm dương, thanh nhiệt và bổ dưỡng cho cơ thể.

Ý nghĩa của Tết Giệt Sâu bọ (Tết Đoan Ngọ)

“Theo truyền thuyết dân gian, vào vụ mùa bội thu, khi người nông dân đang ăn mừng, bỗng dưng sâu bọ kéo đến rất đông và tàn phá hết cây trái, thực phẩm vừa thu hoạch được.

Người dân hết sức lo lắng vì không biết làm thế nào để xử lý nạn sâu bọ. Đúng lúc đó, một ông lão tự xưng là Đôi Truân xuất hiện.

ngun gc y nghia ngay tt doan ng 7570fa93

Ông lão chỉ dẫn người dân mỗi nhà chuẩn bị một đàn cúng với những lễ vật đơn giản như bánh gio và trái cây. Sau đó, họ cần ra trước cửa nhà mình và thực hiện một số động tác thể dục. Người dân làm theo lời ông, chỉ một lát sau, sâu bọ rơi rụng khắp nơi.

Ông lão còn chỉ thêm rằng hàng năm vào ngày này, sâu bọ rất hung hăng. Vì thế, mỗi năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, mọi người chỉ cần làm theo những gì ông đã hướng dẫn thì sẽ diệt được sâu bọ.”

Kể từ đó, ngày này được gọi là Tết “diệt sâu bọ”, hay còn gọi là tết Đoan ngọ.

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Đảm bảo an toàn thực phẩm chỉ với 5 nguyên tắc “bất di, bất dịch”

Sự thật khó ngờ về nước ép cà chua khiến bạn phải “ồ whoa”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

bannerads1
bannerads1