Giảm đau dạ dày bằng dừa tươi liệu có thực sự hiệu quả?
– Nước dừa chứa acid lauric, khi được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành monolaurin, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.
– Các enzyme như catalase và dehydrogenase trong nước dừa thúc đẩy dạ dày sản xuất chất nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi viêm loét.
– Do có tính kiềm, nước dừa giúp trung hòa một phần acid trong dạ dày, góp phần giảm thiểu nguy cơ viêm loét dạ dày.
Cách sử dụng dừa tươi để trị bệnh dạ dày
Kết hợp dừa và nghệ
Nguyên liệu:
– 3 quả dừa xiêm
– 3 – 5 củ nghệ tươi
Cách làm:
- Rửa sạch củ nghệ tươi, cạo bỏ vỏ, rồi giã nát hoặc nghiền thành bột, sau đó phơi khô. Đựng nghệ đã phơi khô vào hũ kín.
- Bổ dừa, lấy phần cùi dừa và cạo ra để riêng.
- Đun sôi 300ml nước trong một nồi, sau đó cho phần cùi dừa đã cạo vào và đun trong khoảng 15 phút.
- Sử dụng dụng cụ lọc để chắt lấy nước cốt dừa, bỏ phần bã. Đổ nước cốt dừa vào hũ riêng để bảo quản.
- Khi sử dụng, lấy 3 muỗng nước cốt dừa pha với 1 muỗng nghệ tươi.
Dầu dừa với trà hoa cúc
Nguyên liệu:
– Dầu dừa (theo cách làm đã hướng dẫn ở trên)
– Trà hoa cúc
Cách thực hiện:
– Hãm trà hoa cúc với nước nóng và để trong khoảng 10 phút cho trà ngấm.
– Thêm một ít dầu dừa vào trà, khuấy đều.
– Uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi chiều, liên tục trong 10-15 ngày.
Một vài lưu ý khi sử dụng nước dừa để chữa dạ dày
Nên uống nước dừa với lượng vừa phải để tránh các tác dụng phụ như đầy bụng và tiêu chảy do uống quá nhiều.
Nên uống nước dừa vào buổi sáng khi bụng đói hoặc sau bữa ăn, không uống nước dừa để qua đêm.
Để giảm đau dạ dày bằng nước dừa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, và chỉ nên áp dụng cho các trường hợp đau dạ dày nhẹ.
Người nào cần hạn chế uống nước dừa?
- Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu.
- Người bị huyết áp thấp.
Với cách làm này, những cơn đau dạ dày giảm đáng kể, tuy nhiên không nên quá lạm dụng.
Xem thêm bài viết liên quan: