Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, được ban hành để quy định về an toàn phòng chống cháy nổ và chữa cháy cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Quy định về an toàn phòng chống cháy nổ
1.Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở
Các cơ sở được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, không thuộc diện nguy hiểm về cháy, nổ, cần đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 1. Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ sở phải có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với hoạt động của mình.
- Chức trách và nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được quy định và phân công trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ sở cần áp dụng quy trình kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và ngành chuyên biệt phải được huấn luyện nghiệp vụ và sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu.
- Phương án chữa cháy, thoát nạn phải được cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người phải đáp ứng yêu cầu và tính chất của cơ sở.
Điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư
Các yêu cầu và quy định về phòng cháy và chữa cháy trong khu dân cư bao gồm:
- Các khu dân cư phải có quy định, nội quy phòng cháy chữa cháy, về sử dụng điện, lửa và các chất dễ cháy, nổ. Cần có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn phòng cháy chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.
- Khi xây dựng khu dân cư mới, cần thiết kế và được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
- Hệ thống điện phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Khu dân cư phải có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, và phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định của Bộ Công an.
- Phải có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 của Nghị định.
- Khu dân cư cần có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, và tổ chức sẵn sàng chữa cháy tại chỗ.
- Phải có hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ đối với hộ gia đình
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các điều sau đây được áp dụng:
– Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, và nơi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, và thiết bị sử dụng điện phải đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Việc bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng tài sản, vật tư, và chất cháy phải tuân thủ quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Mỗi hộ gia đình cần có phương tiện chữa cháy phù hợp với hoạt động và điều kiện của họ, ví dụ như bình chữa cháy.
Điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ đối với phương tiện giao thông cơ giới
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các điều sau đây được áp dụng:
Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của phương tiện.
- Có quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, và bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện để đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải có kiến thức và đào tạo về phòng cháy, chữa cháy. Đối với người điều khiển phương tiện có phụ trách và người làm việc trên các phương tiện giao thông có từ 30 chỗ ngồi trở lên, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, phải có giấy chứng nhận nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy từ cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
- Các phương tiện giao thông phải được trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất và đặc điểm của phương tiện, đảm bảo số lượng, chất lượng và tuân thủ quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.
Các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, bao gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ, phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phải phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của phương tiện.
- Cần có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
- Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ phải có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp, tuân thủ quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.
Bộ Công an sẽ quy định cụ thể về mẫu, thủ tục và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Phòng cháy chữa cháy Thiên Bằng muốn chia sẻ tới các bạn, mong rằng se giúp các bạn trang bị thêm cho mình những kiến thức quan trọng, góp phần bảo đảm an toàn tính mạng bản thân và mọi người khi không may xảy ra hỏa hoạn.
>> Xem thêm: