Trị nám bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cây tía tô có chứa hợp chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học như terpenoid, flavonoid, alkaloid, steroid, quinine và các phenolic, ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm.
Để trị nám bạn cũng có thể uống nước tía tô bởi:
Chiết xuất từ lá tía tô có khả năng hỗ trợ làm giảm nám da nhờ các hoạt chất sinh học có lợi. Các hợp chất như axit rosmarinic và axit axetic trong lá tía tô có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase, giảm nám, tàn nhang và làm sáng da.
Hướng dẫn trị nám bằng lá tía tô bằng cách nấu nước
1. Nấu nước lá tía tô
Lá tía tô nấu nước giúp bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ đào thải độc tố, tăng cường sức khỏe làn da. Chuẩn bị khoảng 300 gram lá tía tô, đun với 2,5 – 3 lít nước trong 2 – 3 phút. Sau đó, lọc lấy nước, uống trực tiếp hoặc thêm chanh và đường để dễ uống hơn.
2. Nấu nước tía tô với gừng
Gừng chứa gingerol – chất chống oxy hóa giúp làm mờ thâm nám, cải thiện sắc tố da. Đun sôi 1 lít nước, cho 1 nắm lá tía tô và vài lát gừng tươi vào, nấu nhỏ lửa 5 – 10 phút. Lọc lấy nước uống, có thể thêm mật ong để tăng hương vị.
3. Nấu nước lá tía tô và muối biển
Muối biển giúp sát khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ làm sạch da. Đun sôi 1 lít nước, cho 1 nắm lá tía tô vào nấu nhỏ lửa trong 5 – 10 phút. Sau khi tắt bếp, thêm 1 thìa muối biển, khuấy đều.
Dùng nước này để tắm hoặc rửa mặt hàng ngày, massage nhẹ nhàng vùng da bị nám trước khi rửa lại với nước sạch.
4. Kết hợp lá tía tô và chanh
Chanh có tính axit, giúp tẩy tế bào chết và làm sáng da. Tuy nhiên, cần thận trọng vì dễ gây kích ứng và bắt nắng. Đun 1 nắm lá tía tô với 1 lít nước trong 5 – 10 phút.
Khi nước nguội, thêm nước cốt của 1 trái chanh. Sử dụng để rửa mặt hoặc tắm, massage vùng da nám khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
5. Xông mặt với lá tía tô
Xông mặt bằng lá tía tô không chỉ làm sạch sâu, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, mà còn giúp cải thiện tình trạng tàn nhang nhờ dưỡng chất tự nhiên. Rửa sạch 1 nắm lá tía tô với nước muối loãng, sau đó thái lát thêm vài lát chanh, có thể bổ sung sả hoặc gừng tùy ý.
Đun sôi hỗn hợp này trong khoảng 20 phút, rồi đổ nước ra chậu hoặc máy xông hơi. Trùm khăn kín đầu và xông mặt khoảng 10–15 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da.
Dùng mặt nạ lá tía tô đắp mặt cần lưu ý gì?
Mặc dù mặt nạ lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho làn da, bạn cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
– Trước khi sử dụng, thử mặt nạ trên vùng da như cổ tay hoặc sau tai. Chờ 24 giờ, nếu không có dấu hiệu kích ứng (đỏ, rát), bạn có thể áp dụng lên mặt.
– Chọn lá tía tô tươi, không bị sâu bệnh, rửa sạch kỹ càng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
– Chỉ đắp mặt nạ trong 15–20 phút. Để quá lâu có thể gây khô hoặc kích ứng da.
– Dùng 2–3 lần/tuần, tránh lạm dụng để hạn chế nguy cơ gây nhạy cảm, đặc biệt với da yếu.
– Không bôi mặt nạ lên vùng mắt, môi, vì đây là những khu vực dễ bị kích ứng.
– Rửa mặt bằng nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Sử dụng kem dưỡng hoặc dầu dưỡng để giữ độ ẩm cho da.
– Da sau khi đắp mặt nạ dễ bắt nắng hơn, hãy che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên.
– Nếu da đang bị mụn viêm, tổn thương hoặc đang điều trị, không nên áp dụng để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề da liễu hoặc nghi ngờ về hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn đúng cách.
>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
Khoai lang có làm đẹp da không? 4 cách làm mặt nạ khoai lang