Những vết thương, những vết bầm tím có thể xuất hiện trên cơ thể chúng ta bất cứ lúc nào. Đó có thể là triệu chứng của một số chứng bệnh. Hoặc cũng có thể xuất hiện do ngoại lực bên ngoài tác động. Tình trạng thường xuyên để lại trên da của bạn đó chính là những vết sưng hoặc là các vết bầm tím.
Phản ứng đầu tiên khi phát hiện tổn thương, rất nhiều người có thói quen đi thoa, chườm nóng hay lạnh trong bất kì trường hợp nào. Nhưng việc này có thật sự đúng và hiệu quả hay không? Bởi nếu chúng ta áp dụng sai nguyên tắc sẽ khiến cho vết thương nặng hơn và thời gian phục hồi là lâu hơn.
Bị sưng chườm nóng hay lạnh?
Bị sưng đầu gối, sưng tay, sưng chân là một số triệu chứng thường gặp. Chúng là kết quả của nhiều nguyên nhân. Có thể là do va đập, tác động từ bên ngoài. Hay do các bệnh đau xương khớp mỗi khi trái gió trở trời.
Khiến cho các khớp xương, hay một vùng mô da của bạn bị sưng tấy. Ngoài tới các cơ sở y tế để khám chữa thì bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Đó là dùng cách chườm, nhưng trong trường hợp bị sưng thì chườm nóng hay chường lạnh?
Nếu vết sưng xuất phát từ bên trong do đau xương khớp thì bạn phải áp dụng biện pháp chườm nóng. Để hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng thêm cả lá ngải cứu sao nóng hoặc gừng sao nóng.
Bởi trong hai loại cây này có rất nhiều dược tính, áp dụng trong vòng 7 ngày bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Mỗi ngày bạn chỉ cần chườm 20p, sẽ làm giảm các vết sưng, giúp máu lưu thông, tăng sự linh hoạt. Thúc đẩy quá trình tuần hoàn ở vùng xương, mô da bị tổn thương.
Còn nếu vết thương chỉ là tác động của ngoại lực. Lúc vừa xảy ra tổn thương trong 48 -72h đầu, bạn nên chườm lạnh. Để xoa dịu vết đau rát, và giảm sưng, cũng làm giảm khả năng để lại các vết bầm tím.
Bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh?
Bầm tím có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Có thể do thiếu hụt vitamin, do sử dụng thuốc, mắc một số bệnh….Hoặc cũng có thể bắt nguồn từ ngoại lực tác động. Gây ra hiện tượng máu tụ dưới da.
Khi phát hiện vết bầm tím, ngoài tìm hiểu nguyên nhân và điều trị theo các biện pháp được bác sĩ chỉ định. Bạn cũng có thể sử dụng cách chườm nóng để nhanh chóng làm tan cục máu bầm. Nhiệt độ cao sẽ giúp máu ở khu vực được điều trị lưu thông tốt hơn, giảm sưng, và nhanh chóng phục hồi.
Mỗi ngày bạn có thể sử dụng trứng luộc, hoặc khăn nóng. Chườm lên vết thương khoảng 20p. Thực hiện đều đặn như vậy trong khoảng 3 -4 ngày kèm theo các biện pháp y tế. Bạn có thể thấy hiệu quả rõ rệt.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các bài massage với dầu nóng, rượu, vỏ chuối cũng có thể cải thiện nhanh chóng tốc độ phục hồi.
Một số biện pháp hiệu quả khác
Ngoài việc tìm hiểu xem các vết sưng, vết bầm tím nên chườm nóng hay lạnh. Bạn cũng có thể kết hợp với các mẹo nhỏ từ thức ăn. Dứa và bắp cải là hai thực phẩm rất tốt, giúp cải thiện để nhanh chóng phục hồi vết thương.
Và bạn cũng nên luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn đủ chất, tránh ăn nhiều đồ ngọt, chất béo. Ăn nhiều hoa quả uống nhiều nước để đảm bảo sức khỏe.
Gợi ý thực hiện:
Massage vết sưng ( sau 72h) vết bầm tím với rượu
Đối với biện pháp massage bạn có thể tưởng tượng nguyên lí hoạt động của nó giống như bạn chườm nóng vào vết thương. Khi được massage, các mạch máu ở dưới khi vực được tác động sẽ lưu thông máu tốt hơn. Làm tan các cục máu bầm tím do nhiều tế bào hồng cầu tích tụ.
Nếu chườm lạnh ( giảm sưng trong 48h đầu): Đá là nguyên liệu dễ kiếm nhất. Để giảm sưng, giảm đau rát và tránh nhiễm trùng vết thương. Nếu vết thương nhỏ hơn, bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng để giữ vết thương tránh bị sưng, như vết muỗi đốt chẳng hạn.
Lưu ý: Vết thương vừa mới xảy ra do tác động từ lực bên ngoài thì không chườm nóng. Da ở vết thương rất nhạy cảm, với nhiệt độ cao có thể gây tổn thương nhiều hơn.
- Một số cách phối đồ với quần Jean nam đơn giản và cá tính
- 5 Cách làm quần áo mềm mại bền màu không khô giòn khi phơi nóng
- Bật mí 4 cách chăm sóc làn da mỏng manh cho bé
Bản quền thuộc www.chiase2vn.com và www.thienbang.com vui lòng dẫn nguồn khi lấy bài.